Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Nếu nói toilet là nơi bẩn nhất thì 2 vật dụng sau đây cũng bẩn không kém. Dù chúng gắn liền với đời sống hằng ngày của chúng ta nhưng việc vệ sinh chúng có khi cả tuần, thậm chí cả tháng mới diễn ra một lần.

Lười giặt khẩu trang chẳng khác nào úp cả ổ vi khuẩn vào mặt

Trong một cuộc nghiên cứu của Hội lao và bệnh phổi Việt Nam, trung bình một chiếc khẩu trang chứa hơn một nghìn loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Con số vi khuẩn này sẽ gia tăng tùy vào môi trường mà bạn tiếp xúc, thời điểm vệ sinh và cả chất liệu của chiếc khẩu trang đó. Khoa học cũng cho rằng các loại khẩu trang được sản xuất bằng các lớp vải bán trên thị trường là loại không có tác dụng cản vi khuẩn.

Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Khẩu trang, nhìn vậy chứ không phải vậy. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngay cả những loại khẩu trang y tế cũng chỉ có tác dụng lọc cơ học, tức là giữ lại các vật thể nhỏ ở trên bề mặt nên vi khuẩn vẫn sống. Đặc biệt, theo thời gian, chức năng này bị suy giảm đáng kể vì các sợi vải bị co giãn, vi khuẩn và siêu vật thể có thể sẽ lọt vào mũi hoặc khoang miệng của người đeo gây ra các căn bệnh truyền nhiễm và làm suy thoái hệ hô hấp. 

Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Khẩu trang bẩn là mối đe dọa cho cả hệ hô hấp và khoang mũi miệng của bạn.  (Ảnh minh họa: Internet)

Sống trong một môi trường nóng ẩm, nhiều khói bụi và các loại khí độc hại như benzen, chì, SO2, CO như Việt Nam… chiếc khẩu trang khó có thể bảo vệ bạn trước tình trạng nhiễm độc nếu như không biết vệ sinh chúng đúng cách. Các chuyên gia khuyên, nên giặt khẩu trang mỗi ngày một lần và xả sạch với nước (nước nóng càng tốt) để hương liệu trong xà phòng không gây hại đến khứu giác cũng như hệ thần kinh.

Sau khi sử dụng, nên phơi khẩu trang nơi thoáng mát để không khí lưu thông, tống khứ các loại vi sinh gây mùi, chứa mầm bệnh. Tránh nhét khẩu trang vào cốp xe, túi xách, ba lô vì nơi càng kín đáo, vi khuẩn và nấm mốc càng dễ tấn công. Bạn nên có vài chiếc khẩu trang để thay phiên nhau sử dụng trong một tuần và dĩ nhiên cũng phải luân phiên vệ sinh chúng nhé!

Đừng hỏi sao lại hói đầu sớm nếu không vệ sinh mũ bảo hiểm

Bản chất của mũ bảo hiểm là kín, có chất liệu cứng và không hề có sự lưu thông không khí nên đó là một môi trường vô cùng có hại đối với da đầu cũng như tóc của bạn, đặc biệt là chị em phụ nữ. Việc đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu của bạn khỏi chấn thương nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh về da đầu nếu như không vệ sinh chúng bài bản. 

Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Nón bảo hiểm bí bách rất dễ khiến da đầu bị tổn thương.  (Ảnh minh họa: Internet)

Một điều đặc biệt nghiêm trọng là, những ai có tiền sử hoặc đang mắc các căn bệnh như á sừng, viêm nang lông, vẩy nến… thì đội mũ bảo hiểm sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nếu lơ là việc vệ sinh. Khí hậu Việt Nam khá oi bức, vì thế khi đội mũ, mặc nhiên da đầu của bạn không thể “thở” được.

Điều này làm gia tăng tiết bã nhờn ở da đầu. Đây cũng là môi trường sống lý tưởng cho vi khuẩn, kí sinh trùng… Chúng sẽ khiến các chân tóc bị bí bách dễ sinh ra mụn viêm, dị ứng hoặc tắt lỗ chân tóc. Nguy hại hơn nếu bạn đội mũ khi tóc còn ướt, ẩm sẽ làm nấm mốc, ký sinh nơi chân tóc hoạt động mạnh mẽ.

Cộng với mồ hôi, các loại mầm bệnh này sẽ gây viêm và tổn thương sâu chân tóc, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc. 

Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Mồ hôi, bụi bẩn là cơ hội cho các mầm bệnh chực chờ tấn công da đầu bạn.  (Ảnh minh họa: Internet)

Để hạn chế tình trạng này, bạn nên giặt mũ bảo hiểm ít nhất mỗi tuần một lần bằng xà phòng chống kích ứng và phơi nắng cho thật ráo. Nếu còn ẩm, chúng sẽ sinh ra mùi và làm tổn hại đến chân tóc của bạn. 

Bạn cũng có thể dùng mấy sấy “đốt cháy” các loại vi khuẩn hai ngày một lần bằng cách bật chế độ mạnh nhất và hong vào bên trong chiếc nón. Để hạn chế sự tác động của tuyến bã nhờn cũng như vi khuẩn, bạn nên lót một lớp vải (vải thoáng và mịn) giữa da đầu và mũ để tạo sự thông thoáng. Miếng vải sẽ giúp thấm hút mồ hôi và bã nhờn, ngăn sự bài tiết tối đa để vi khuẩn không thể “bắt tay” hãm hại da đầu.

Chỉ cần vệ sinh 2 vật dụng này, bạn đã hạn chế được 50% bệnh tật

Vệ sinh mũ bảo hiểm là cách đơn giản nhất để hạn chế các tác nhân gây hại.

Khẩu trang và mũ bảo hiểm là những người bạn đồng hành cùng chúng ta trên mỗi chặng đường. Vì thế, đừng để "bạn" của mình dơ bẩn nhé, hãy vệ sinh khẩu trang và mũ bảo hiểm định kì để bảo vệ cơ thể khỏi mọi mầm bệnh nguy hiểm.

 Theo Huy Khôi/Thethaovanhoa