Chủ tịch Thế Giới Di Động tiết lộ hậu trường thôn tính điện máy Trần Anh

Văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động và Trần Anh có quá nhiều khác biệt. Với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ giảm giá bán nhưng Trần Anh lại tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được tivi lỗi mốt

Văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động và Trần Anh có quá nhiều khác biệt. Với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ giảm giá bán nhưng Trần Anh lại tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được tivi lỗi mốt

Tháng 8 vừa qua, Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã mua bán thành công chuỗi siêu thị điện máy lâu đời - Trần Anh. Câu chuyện mà Thế Giới Di Động gặp phải cũng tương vấn đề mà các công ty mua bán sáp nhập gặp phải. Khi hai doanh nghiệp riêng rẽ nhập làm một, làm thế nào để giải quyết khác biệt văn hóa giữa doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp mình?

Chia sẻ tại hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng hay lực cản” do JCI Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thế Giới Di Động mang đến một ví dụ nhỏ để minh chứng cho việc Thế Giới Di Động đã sáp nhập Trần Anh vào như thế nào?

 Chủ tịch Thế Giới Di Động tiết lộ hậu trường thôn tính điện máy Trần Anh

Thế Giới Di Động đã "hòa tan" Trần Anh.

Theo ông Tài, thực chất, cùng là chuỗi siêu thị điện máy nhưng văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động và Trần Anh có quá nhiều khác biệt, dù không mâu thuẫn với nhau hoàn toàn. Sau khi sáp nhập, Thế Giới Di Động cần tìm giải pháp để đồng nhất văn hóa ấy.

Ông Tài đưa ra ví dụ, với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ giảm giá và có những khuyến mãi để khách hàng thấy sản phẩm vẫn xứng đáng được mua. Trong khi đó, tại Trần Anh cũng như hầu hết các cửa hàng khác là áp dụng cách thức tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được sản phẩm mà thay vì hạ giá thành.

Theo đó, động lực từ việc tăng thưởng của nhân viên rất lớn khiến họ nói "thế nọ thế kia" với khác hàng, bằng mọi cách để bán được cái model tồn kho đó. Theo ông Tài, văn hóa đó không phù hợp với TGDĐ.

Trong khi đó, Trần Anh có vài chục cửa hàng, mỗi cửa hàng lại có mấy chục nhân viên. Mà chỉ trong 1 - 2 tuần hay 1 tháng, việc cố gắng thay đổi một con người là rất khó, nhất là khi nhân viên chỉ bán 1 chiếc Tivi tồn kho đã kiếm được tiền thưởng bằng bán mấy chục sản phẩm khác.

Vì vậy, ông Tài cho biết đã lựa chọn phương án cắt nhỏ nhân viên của Trần Anh ra, đưa về các cửa hàng của TGDĐ. Khi đó, các bạn nhân viên cũ của Trần Anh trong tập thể lớn buộc phải đón nhận văn hóa của TGDĐ hoặc bị đào thải.  Đây chính là cách TGDĐ lựa chọn để hòa tan văn hóa của Trần Anh.

"Trong một gia đình mà 8 đứa con nói cùng 1 kiểu, chỉ có 1 đứa lạc điệu thì đứa này hoặc sẽ rời bỏ, hoặc nó phải thích nghi. Đó là cách nhanh nhất chúng tôi hòa tan văn hóa của Trần Anh vào TGDĐ", ông Tài chia sẻ.

Ông Tài cũng cho biết thêm, ngay từ khi sáp nhập Trần Anh vào hệ thống, TGDĐ cam kết 100% nhân viên khối siêu thị tiếp tục ở lại. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với khối quản lý. Khối quản lý phải trải qua phỏng vấn và khi đó, 99% đội nghũ quản lý của Trần Anh không đạt yêu cầu để giữa lại. 

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại TGDĐ, ông Tài cho biết phải trải qua hành trình kéo dài 3 - 4 năm, nếm trải không ít thất bại, nhiều lần phải thay đổi chỉnh sửa cho phù hợp. Riêng với đội ngũ quản lý cũng đã mất từ 3 - 6 tháng. Từ cấp quản lý phổ biến xuống nhân viên còn lâu hơn.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, văn hóa như thế nào là lựa chọn của mỗi doanh nghiệpsao cho phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp không có đúng, không có sai, cũng không có công ty nào mà không có văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp tồn tại được cần sự làm gương của lãnh đạo. CEO Thế Giới Di Động cho rằng không thể tạo ra văn hóa để rồi tự mình phá bỏ. Khi đó, dù mọi thứ xây lâu đến đâu cũng sẽ trôi xuống sông, xuống biển.

Theo infonet

---------------------

*Xem thêm:

Thế giới di động mua lại chuỗi cửa hàng dược phẩm Phúc An Khang?

Kế hoạch lấn sân sang lĩnh vực phân phối dược phẩm của CTCP Đầu tư Thế giới di động (MWG) vẫn chưa được công ty chính thức đươc công bố.

Được biết, hiện MWG đang hoàn tất đàm phán mua cổ phần một công ty bán lẻ dược phẩm. Gần đây, MWG cũng đã thông báo tuyển dụng dược sĩ và cho thấy khả năng mở 50-60 cửa hàng bán lẻ thuốc vào cuối năm 2018.

Mặc dù tên của doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm MWG sẽ mua cổ phần chưa được công bố, nhưng theo khẳng định của Công ty Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ là Phúc An Khang, một chuỗi bán lẻ dược phẩm quy mô trung bình tại TP HCM với khoảng 20 cửa hàng, được thành lập từ năm 2006.

Bên cạnh các ngành kinh doanh đã đi vào ổn định, từ đầu năm đến nay công ty đã mở thêm 171 cửa hàng bách hóa mới, nâng tổng số cửa hàng bách hóa lên 217 cửa hàng, tăng 470% so với cùng kỳ.

Các cửa hàng bách hóa của MWG hiện cho doanh thu bình quân 1,1 tỷ đồng, với 20.000 – 25.000 lượt khách mỗi tháng. Mỗi cửa hàng bình quân hàng tháng cho tiêu thụ khoảng 100 kg thịt lợn và cá, khoảng 350 kg rau quả và trái cây tươi, lần lượt tăng gấp 3 lần và 2,5 lần so với năm ngoái. Doanh thu từ hàng tươi sống hiện đóng góp khoảng 50% tổng doanh thu.

Thế giới di động mua lại chuỗi cửa hàng dược phẩm Phúc An Khang?

Một cửa hàng dược phẩm của Phúc An Khang.

MWG gần như đã hoàn thiện xây dựng chuỗi phân phối trực tiếp từ nhà máy/nông trại đến siêu thị. Mỗi ngày, hàng tươi sống gồm thịt lợn, thịt bò, cá, rau quả và trái cây được đưa đến trung tâm phân phối vào khoảng 3-4 giờ sáng. Sau đó những sản phẩm này sẽ được phân loại và vận chuyển đến các cửa hàng vào khoảng 5 giờ sáng trước giờ mở cửa bán hàng.

Đối với các loại hàng khô, nước giải khát, vật dụng gia đình và các sản phẩm khác, phần lớn được MWG mua trực tiếp từ các nhà sản xuất, tập trung ở trung tâm phân phối và sau đó được vận chuyển đến các cửa hàng hai lần mỗi tuần.

Từ nhà máy/nông trại đến trung tâm phân phối, hàng hóa được vận chuyển bởi người bán. Trong khi đó, đối với khâu vận chuyển cuối cùng từ trung tâm phân phối đến các cửa hàng, 70% công việc được MWG hợp đồng với bên thứ ba do chi phí này thấp hơn việc sở hữu đội xe và lái xe vận chuyển riêng.

Trong khi đó, chuỗi Bách hóa Xanh của MWG đã đạt đến điểm hòa vốn với tỷ suất lợi nhuận gộp hiện tăng 10% vào thời điểm cuối năm 2016 lên khoảng 14%. Việc thử nghiệm hoạt động hậu cần cho thấy tính khả thi khi nhân rộng chuỗi ra các quận khác tại TP HCM. Trong năm 2018, MWG đạt kế hoạch mở 30-50 cửa hàng Bách hóa xanh mới mỗi tháng, với mục tiêu đến cuối năm mở được 1.000 cửa hàng, nhiều hơn gấp 3 lần so với số lượng cửa hàng tại thời điểm cuối năm 2017.

Theo infonet