Cứu 1 con kiến trên sông và mơ giấc mơ lạ, 10 năm sau, người đàn ông bất ngờ được trả ơn

10 năm sau khi cứu một con kiến và mơ một giấc mơ kỳ lạ, người đàn ông nhận được sự báo đáp ngoài tưởng tượng.

Chúng ta vẫn thường nghe nói vạn vật đều có linh hồn. Điều này có thể là có thật. Chí ít, chúng ta đều biết động vật có thể nghe hiểu một vài lời nói của con người, thậm chí chúng biết cả những việc mà con người không biết, ví dụ như cảm nhận của động vật trước những trận động đất... 

Về phương diện này, động vật có thể nói nhạy cảm hơn con người.

Hay những mẩu chuyện về việc người cứu kiến mà được kiến cứu mạng, được trang mạng ntdtv.com đăng tải dưới đây, cũng thực sự khiến chúng ta cảm thấy khó giải thích.

1. Qua sông cứu kiến chúa

Một người tên Đổng Chiêu Chi người quận Ngô, huyện Phú Dương, Hàng Châu, Trung Quốc có lần ngồi thuyền qua sông tiền đường. 

Trên sông, anh nhìn thấy một con kiến đang bám vào một khúc thân cây sậy rất ngắn, cứ bò đến đầu này nó lại quay lại đầu kia, cảm giác vô cùng hoảng loạn.

Đổng Chiêu Chi thấy vậy liền nói: "Mày sợ chết phải không!" rồi vợt con kiến lên thuyền.

Người ngồi cùng thuyền mắng anh: "Đây là loại kiến độc cắn người, không thể để cho nó sống được, tôi phải dẫm chết nó!"

Đổng Chiêu Chi nghe vậy trong lòng rất thương con kiến, liền lấy sợi dây buộc đoạn thân cây sậy vào bên mạn thuyền. Thuyền đến gần bờ, con kiến mới thoát khỏi vùng nguy hiểm.

Đêm hôm đó, Đổng Chiêu Chi mơ thấy một người mặc đồ đen, dẫn theo 100 người đến cảm ơn mình và nói: "Tôi là kiến chúa, không cẩn thận bị rơi xuống sông, may được người cứu sống. Sau này nếu người gặp khó khăn, hãy cứ nói với tôi".

Cứu 1 con kiến trên sông và mơ giấc mơ lạ , 10 năm sau, người đàn ông bất ngờ được trả ơn

Ảnh minh họa.

 2. Cầu cứu kiến chúa

10 năm sau, tại nơi Đổng Chiêu Chi ở có xảy ra một vụ án cướp bóc. 

Không ngờ, anh bị quan phủ cưỡng ép nhận tội, bị đưa vào ngục ở huyện Dư Hàng. Khi đó, Đổng Chiêu Chi bất giác nhớ lại giấc mơ kỳ lại năm nào: "Vua kiến nói gặp khó khăn thì nói với nó, nhưng bấy giờ làm thế nào để tìm được kiến chúa đây?"

Thấy Đổng Chiêu Chi trầm tư lo lắng và suy nghĩ, một người đang bị giam cùng nhà ngục hỏi anh nghĩ gì, Đổng Chiêu Chi mới đem chuyện kể cho người này nghe.

Nghe xong, người này nói: "Anh chỉ cần đặt hai, ba con kiến vào lòng bàn tay, nói cho chúng nghe là được."

Đổng Chiêu Chi làm theo, quả nhiên đêm đó, anh lại nằm mơ thấy người mặc áo đen, nói: "Người cứ chạy thẳng đến núi Dư Hàng là được. Thiên hạ loạn rồi, lệnh ân xá sẽ nhanh chóng được ban bố thôi".

Giật mình tỉnh dậy, Đổng Chiêu Chi thấy còng tay bị kiến cắn bung ra. Nhân cơ hội đó, anh trốn khỏi nhà lao, vượt sông Tiền Đường chạy vào núi Dư Hàng.

Không lâu sau, anh nghe có lệnh ân xá, Đổng Chiêu Chi nhờ thế có thể thong thả sống cuộc đời không phải thấp thỏm lo âu.

Cứu 1 con kiến trên sông và mơ giấc mơ lạ , 10 năm sau, người đàn ông bất ngờ được trả ơn

Có thể câu chuyện trên được người đời thêu dệt và truyền miệng, chia sẻ cho nhau song thông điệp cuối cùng mà nó muốn truyền tải vẫn hết sức nhân văn, đó là hướng con người đến với những điều lương thiện, tốt đẹp ở đời.

Từ xưa đến nay, luật nhân quả luôn tồn tại và nó đã được chứng minh qua rất nhiều câu chuyện có thật. Nhân quả báo ứng là đạo lý không mấy khi sai.

Ác giả ác báo, thiện hữu thiện báo, chân lý sống đó có lẽ trải qua ngàn đời cũng chẳng bao giờ có thể thay đổi. Không chỉ đối xử tử tế giữa người với người, vạn vật đều có linh hồn, hãy bao dung với vạn vật để nhận lại những điều tốt đẹp cho bản thân.

Theo Ttvn

---------------------------

Xem thêm:

Cứu sống một con rùa biển, 60 năm sau, gia đình nhận được báo đáp nằm ngoài tưởng tượng

Những tưởng việc cứu sống con rùa biển năm nào đã trở thành dĩ vãng, thế nhưng, việc gia đình ông Lâm bất ngờ nhận được sự báo đáp nằm ngoài tưởng tượng đã khiến quá khứ sống dậy.

"Thiện ác hữu báo" – từ xa xưa, câu nói này đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Á Đông như cách để con người bảo nhau nên hành thiện, hướng thiện.

Và qua năm tháng, thực tế cũng đã có không ít những câu chuyện, tình huống chứng minh quan niệm sống đúng đắn này. Câu chuyện được lan truyền rộng rãi dưới đây cũng có thể xem là một trong số đó.

Ở thành phố Cơ Long, Đài Loan, Trung Quốc có một cửa hàng tên gọi "Ngộ duyên hiệu". Chủ nhà hàng là ông Lâm - một người rất nhân từ.

Cách đây 60 năm, với lòng thiện tâm của một người luôn hành thiện, ông cứu sống một con rùa biển. Ngỡ rằng chuyện năm nào đã chìm vào quá khứ xa xăm, không ngờ 60 năm sau, trong nguy nan, con trai ông đã được rùa biển cứu mạng.

Quê nhà ông Lâm phần lớn đều làm nghề chài lưới mưu sinh. Một hôm, các ngư dân bắt được một con rùa lớn, chuẩn bị mang đi giết để lấy thịt bán.

Đúng lúc đó, ông Lâm đi ngang qua, nhìn thấy đám người đang vây quanh con rùa đang chờ "hành quyết". Con vật liên tục chúi đầu xuống giống như đang cúi lạy con người, mắt ướt nước dường như đang cầu cứu.

Động lòng thương, ông Lâm quyết định bỏ tiền ra mua đứt cả con rùa.

Lo lắng sẽ lại có người làm hại con vật, ông Lâm thậm chí còn khắc thêm một dòng chữ "Ngộ duyên hiệu phóng sinh" lên mai của nó và nói với những người thân quen sau này xin giơ cao đánh khẽ, đừng sát hại con rùa này.

Sau khi khắc xong, ông mới đem nó đi phóng sinh. Khi đó, rất nhiều người bên bờ biển đã nhìn thấy con rùa chìm rồi lại nổi trên mặt nước khá nhiều lần, như muốn tạ ơn ông Lâm rồi mới bơi đi.

Cứu sống một con rùa biển, 60 năm sau, gia đình nhận được báo đáp nằm ngoài tưởng tượng

Ảnh minh họa.

Tất cả mọi người đều cảm động trước cảnh tượng ấy nên tự bảo nhau sau này nếu gặp phải loài rùa này sẽ không bắt, không giết, không ăn. Khẩu hiệu "tam bất thực" này người dân địa phương vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.

Sự việc ngày nào thấm thoắt cũng đã trôi qua được 60 năm. Cậu con trai thứ 2 của nhà ông Lâm cũng đã thi đỗ vào trường đại học thương nghiệp Đài Bắc.

Trong một lần được nghỉ học, cậu ngồi thuyền trở về nhà. Không ngờ thuyền gặp sự cố bị chìm dần.

Trong khoảnh khắc thuyền bị chìm, hành khách ai nấy đều sợ hãi kêu cữu. Cậu Lâm mặc dù biết bơi nhưng do sóng biển quá lớn nên cũng bị nhấn chìm.

Đúng lúc nguy kịch, đột nhiên cậu cảm nhận được cơ thể mình dường như đang được một vất gì đó như mặt bàn tròn đẩy lên. Cúi xuống nhìn, cậu mới phát hiện ra mình đang ngồi trên lưng một con rùa biển.

Nhìn kỹ hơn, cậu thấy miệng con vật to bằng cái chậu rửa mặt. Phát hiện này khiến cậu run bắn người, nghĩ bụng mình chết chắc trong bụng con vật này rồi!

Trong lúc quẫn trí, cậu quyết định sẽ nhảy xuống biển, phó mặc cho số phận muốn ra sao thì ra. Đột nhiên, cậu nhìn thấy dòng chữ "Ngộ duyên hiệu phóng sinh" trên mai rùa.

Dòng chữ này khiến chàng thanh niên nhớ lại chuyện bố mẹ từng kể. Thì ra đây chính là con rùa mà bố cậu từng phóng sinh năm nào.

Trong chốc lát, cậu bình tĩnh trở lại, từ chỗ sợ hãi lo lắng, chàng trai cảm nhận được một sự yên bình đến lạ. Thì ra con rùa đến đây để cứu mình. Cứ thế, cậu bám thật chặt vào mai rùa để nó đưa vào bờ.

Còn cách bờ một khoảng cách ngắn, Lâm đã vội nhảy lên. Quay đầu lại nhìn, con vật vẫn nổi trên mặt nước. Cậu liền chắp hai bàn tay, tỏ vẻ cảm tạ ơn cứu mạng. Con rùa khi đó cũng ngước cao đầu như trả lễ rồi bơi đi.

Trở về đến nhà, chàng trai trẻ đem chuyện vừa trải qua kể với người nhà. Được biết trong cơn hoạn nạn ấy, có hơn 100 hành khách bị chìm cùng thuyền và chỉ có hơn 10 người sống sót.

Người dân địa phương sau khi biết chuyện đều rất cảm động, đến nay vẫn thường xuyên nhắc lại câu chuyện ngỡ như sự tích này.

Ông Lâm về sau sống thọ 88 tuổi. Việc hành thiện tích đức đã giúp ông có một đời thanh thản, chẳng mấy khi ốm đau, bệnh tật.

Thế nên sống ở đời, nhân quả báo ứng là đạo lý không mấy khi sai. Năm xưa ông Lâm không nhẫn tâm nhìn con rùa bị giết, liền ra tay cứu nó. 60 năm sau, chính con rùa đó đã cứu sống con trai ông, lấy đó để báo ân.

Theo Ttvn