Đã đóng đủ 20 năm BHXH, có được bảo lưu đến khi lĩnh lương hưu?

Bạn đọc hỏi: Tôi là lao động nam sinh năm 1959, tính đến nay đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) vừa đủ 20 năm. Nay tôi muốn ngưng đóng BHXH và bảo lưu đến khi đủ tuổi hưu? Nếu được, tôi sẽ được lĩnh mức bao nhiêu phần trăm?

Đã đóng đủ 20 năm BHXH, có được bảo lưu đến khi lĩnh lương hưu?

Giải đáp thủ tục chính sách bảo hiểm xã hội. Ảnh: TTXVN

Về vấn đề này, theo BHXH, Luật BHXH hiện hành quy định nam khi đủ 60 tuổi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bạn đọc có thể bảo lưu sổ BHXH chờ đến khi đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu.

Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, từ ngày 1/1/2018, BHXH Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu. Cụ thể, lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH, khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Do đó, với trường hợp cụ thể của ban đọc, đến năm 2019 mới đủ 60 tuổi để hưởng lương hưu. Áp dụng công thức tính nêu trên, từ ngày 1/1/2019 đi lao động nam nghỉ hưu 17 năm đầu tương ứng 45%; từ năm thứ 18 trở đi mỗi năm tăng thêm 2%; mức tối đa không quá 75%. . Như vậy, vào năm 2019, bạn đọc đủ 60 tuổi để hưởng lương hưu có 20 năm đóng BHXH, tỷ lệ để làm cơ sở tính để hưởng lương hưu là 51%.

Theo baotintuc

*Xem thêm:

Hưởng lương hưu và nhận BHXH 1 lần: Cái nào có lợi hơn?

Giữa việc hưởng lương hưu và nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, việc cái nào có lợi hơn đang được nhiều người quan tâm.

Về vấn đề này, chia sẻ với Sức khỏe đời sống (SKĐS), TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho biết: “Nếu hiểu rõ được lợi ích của việc bảo lưu thời gian đóng BHXH, nhiều người sẽ không nhận BHXH một lần để có cơ hội nhận lương hưu khi về già”,

Hưởng lương hưu và nhận BHXH 1 lần: Cái nào có lợi hơn?

Người lao động nên cân nhắc giữa việc hưởng lương hưu và nhận BHXH 1 lần. Ảnh minh họa 

Phân tích những thiệt thòi mà người lao động phải chịu khi hưởng BHXH một lần trên SKĐS, TS. Bùi Sỹ Lợi cho biết, hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng bảo hiểm hưu trí là 22% mức tiền lương tháng, trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14% có nghĩa là tổng mức đóng vào quỹ BHXH hàng năm bằng 2,64 tháng lương, nhưng nếu hưởng 1 lần thì chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm căn cứ đóng BHXH cho 1 năm tham gia BHXH.

Như vậy, quỹ BHXH không hề bị ảnh hưởng nhưng người lao động lại chịu thiệt thòi, mất đi 0,64 tháng lương mỗi năm.

Đưa ra ví dụ một trường hợp ông A đóng BHXH 20 năm rồi nhận 45 triệu về hưu mở quán phở. Liệu ông A bán phở được bao nhiêu năm? Chưa nói đến việc kinh doanh không thành công, nếu đến 60 tuổi ông A không còn đủ sức khỏe thì làm gì cho đến 80 tuổi để được hưởng 270.000 đồng của Nhà nước?

Như vậy, theo TS. Bùi Sỹ Lợi, người lao động có lương hưu sẽ có nguồn thu nhập ổn định hơn, bảo đảm cuộc sống khi về già.

Ngoài lương hưu hàng tháng được nhận, người lao động được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, không may ốm đau đã có Quỹ khám chữa bệnh BHYT chi trả tiền.

Cùng với đó, khi người lao động qua đời, người lo mai táng còn được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lượng cơ sở tại thời điểm người lao động chết.

Thân nhân người lao động cũng được nhận trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 3 tháng lương hưu hiện hưởng.

Đối với trường hợp có thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì tối đa được 4 định suất trong đó con nhỏ được hưởng cho đến khi trưởng thành, cha mẹ già hưởng cho đến khi qua đời.

“Có thể nói, nếu so sánh giữa việc hưởng lương hưu hàng tháng và việc lĩnh BHXH 1 lần cho cùng một khoảng thời gian đóng BHXH thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hàng tháng sẽ cao hơn gấp nhiều lần…”, TS. Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Ngoài ra, kể từ ngày 1/1/2018 trở đi, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu có thay đổi so với nghỉ hưu trước năm 2018. Theo đó, nhiều người lo rằng, về hưu sau thời điểm 1/1/2018 sẽ bị thiệt thòi nên tìm cách lách luật để có thể nghỉ hưu sớm.

Về vấn đề này, trên VOV, ông Bùi Sỹ Lợi phân tích, phụ nữ nếu nghỉ sớm hơn sẽ bị thiệt. Bởi, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, Luật BHXH 2014 quy định cách tính tỉ lệ phần trăm hưởng lương hưu như sau: Đủ 15 năm đóng BHXH bằng 45% sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2%, tối đa không quá 75%.

Như vậy, để đạt tỉ lệ 75% lương hưu, lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng BHXH (nghỉ hưu trước năm 2018, lao động nữ có đủ 25 năm đóng BHXH được hưởng tỉ lệ 75%).

“Những lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 trở đi mà chưa đủ 30 năm đóng BHXH thì tỉ lệ hưởng lương hưu không đạt mức 75%” – ông Bùi Sỹ Lợi cho biết.

Còn với lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 thì phải có đủ 31 năm đóng BHXH thì mới đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.

Như vậy lao động nam nghỉ hưu trong năm 2018 mà có thời gian đóng BHXH chưa đủ 31 năm thì không đạt tỷ lệ 75%. Tương tự đối với các trường hợp lao động nam nghỉ hưu từ năm 2019; 2020; 2021 và 2022 trở đi.

“Việc người lao động bằng mọi giá chạy hồ sơ để được hưởng lợi nhất là với các trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, Luật BHXH đã qui định rất cụ thể: Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định” – ông Lợi nói.

Theo vietq