Đảm bảo hết ho tức thì sau 1 ngày dù nặng tới mấy mà không cần tới thuốc tây

Đảm bảo hết ho tức thì sau 1 ngày dù nặng tới mấy mà không cần tới thuốc tây - ai cũng cần giắt lưng.

Đảm bảo hết ho tức thì sau 1 ngày dù nặng tới mấy mà không cần tới thuốc tây

Chanh

Cũng như quất, chanh có tác dụng làm giảm ho. Cách dùng phổ biến là chưng cách thủy với đường phèn mật ong, pha với nước ấm và đường, hoặc xắt miếng mỏng ngâm muối để ngậm. Hạt chanh và quất (tắc) cũng có thể chữa ho.

Chữa ho bằng me, gừng và nước cốt chanh

Cho khoảng 3 nắm lá me tươi rửa sạch vào nồi, xắt lát mỏng một củ gừng rồi trải đều trên lá me, cho thêm vào nồi 2 ly nước. Sau đó đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy phần nước. Cho vào phần nước thu được khoảng nửa ly nhỏ đường rồi tiếp tục đem đun sôi cho đến khi hỗn hợp nước sánh có dạng sirô. Vắt lấy nước của 5 trái chanh đã loại bỏ hạt vào sirô và khuấy đều.

Để trị ho, người lớn mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ emcũng uống mỗi ngày 4 lần nhưng mỗi lần một muỗng cà phê. Sirô này cần được bảo quản trong tủ lạnh.

Nghệ

Nghệ cũng là vị thuốc trị ho hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho ba nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với một ly sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.

Lá hẹ

Lá hẹ là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào chén hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Bạn cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ em dùng cũng rất tốt.

Theo phunutoday