Đây chính là lý do Đông y gọi củ cải trắng là "nhân sâm mùa đông" vì có chất chống ung thư cực mạnh

Trước giờ vẫn nghe nhiều người bảo củ cải trắng là “nhân sâm mùa đông” mà không biết lý do vì sao? Đến khi dùng rồi mới biết được sự thật. Đúng là nó có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe tốt đến vậy, nhất là mùa lạnh.

Chuyện là mấy hôm trước em bị viêm họng và ho nhưng vì ngại uống thuốc nên muốn tìm đến một phương pháp chữa bệnh tự nhiên bằng cây cỏ, rau củ quanh nhà. Trước giờ em vẫn quen uống chanh đào mật ong thôi nhưng xui rủi là hủ chanh đào nhà em mới hết, còn hủ mới làm thì chưa dùng được ngay.

Thế là mẹ em hướng dẫn em làm một lo thuốc chữa viêm họng và ho bằng củ cải trắng. Ngoài thành phần chính là củ cải trắng (1-2 củ) thì còn có thêm đường phèn (hoặc mật ong).

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, trước hết đem củ cải cạo vỏ và rửa sạch rồi cắt thành từng sợi nhỏ, trộn với đường phèn rồi cho vào hủ để qua 1 đêm. Qua hôm sau lọc lấy nước uống. Uống vài lần trong ngày sẽ làm giảm các triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Đây chính là lý do Đông y gọi củ cải trắng là “nhân sâm mùa đông” vì có chất chống ung thư cực mạnh

Ảnh minh họa

Nếu dùng mật ong, các chị có thể ép củ cải lấy nước rồi cho mật ong vào uống cũng có hiệu quả tương tự cách trên.

Với cách làm này, chúng ta có thể dùng củ cải trắng để không lo viêm họng hay họ vặt mỗi khi thời tiết thay đổi nữa. Nhưng đó không phải là lý do chính khiến củ cải trắng được tôn vinh là “nhân sâm mùa đông”, vì ngoài công dụng đó thì nó còn có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tăng cường sức khỏe, chữa bệnh của con người.

Làm giảm cholesterol: Trong một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều củ cải sẽ làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt).

Giảm đau hiệu quả: Vào mùa lạnh, nếu bị đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Chất cay có trong củ cải giúp kháng khuẩn, hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau.

Hỗ trợ chức năng gan hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong củ cải có chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, chất béo được chia nhỏ một cách hiệu quả, giúp giảm cân và ngăn ngừa mệt mỏi và buồn nôn.

Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải đường giúp làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Khả năng chống ung thư: Trong củ cải có thành phần dinh dưỡng phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao giúp cơ thể chống lại tác động xấu của virut.

Không những vậy, dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư càng cao.

Phòng tránh thiếu máu: Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng ôxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.

Ngăn ngừa nhiễm virut: Trong củ cải hàm lượng vitamin C cao nên có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Do vậy, ăn củ cải thường xuyên gips ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virut.

Chống lão hóa cho da: Trong lá củ cải giàu vitamin A, C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau củ khác nên giúp cơ thể phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.

Sở dĩ củ cải trắng có nhiều công dụng như vậy là vì trong mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

Còn theo Đông y, củ cải trắng (củ cải đường) có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng củ cải trắng làm thức ăn hay làm thuốc, các chị nhất định phải lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối không được ăn củ cải sống (nhất là nộm hoặc cải muối chua) vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ.

– Không ăn quá nhiều vì ăn nhiều củ cải cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều sẽ làm tăng tiểu rắt gây khó chịu do củ cải có tính lợi tiểu.

– Không dùng kết hợp với cà rốt vì củ cải giàu vitamin C nhưng trong cà rốt lại chứa nhiều enzym phân hủy loại vitamin này. Khi sử dụng hai thực phẩm cùng lúc sẽ làm tiêu hủy lượng vitamin C của củ cải.

– Không uống nhân sâm sau khi ăn củ cải vì cũng làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này.

– Không dùng chung với mộc nhĩ vì những enzym trong củ cải sẽ phản ứng hóa học với các chất sinh học có trong mộc nhĩ không tốt cho da. Người có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm da.

Theo WTT