Để lâu trong nhà hoa tươi có thể 'gieo' hóa chất, lâu dài gây bệnh trọng

Để giữ cho hoa tươi lâu, nhiều người bán đã sử dụng hóa chất. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, về l.âu dài gây bệnh.

Để hoa nhanh nở lâu tạn thậm chí giữ tươi đến cả một vài tuần, người bán sử dụng hóa chất để bảo quản hoa. Trao đổi trên báo Tri thức trực tuyếnbà Nguyễn Thị Hòa - PGĐ Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) cho biết là do người trồng hoa đã dùng quá nhiều hóa chất để thúc ép hoa phát triển và có màu bắt mắt. 

Đối với người trồng hoa, bà Hòa cho hay, trong từng thời điểm, họ sẽ dùng từng loại thuốc để bảo vệ cây hoa như: chống rệp, sâu bọ tấn công hoặc đơn giản là dùng các loại hóa chất để bảo quản hoa tươi lâu hơn. Ngay cả tại các cửa hàng bán hoa, người bán cũng dùng hóa chất để hoa tươi lâu. Tất cả việc làm này sẽ gây ngộ độc ra ngoài môi trường.

Để lâu trong nhà hoa tươi có thể 'gieo' hóa chất, lâu dài gây bệnh trọng

Hoa tươi có thể mang hóa chất vào nhà, lâu dài gây bệnh trọng

“Rõ ràng chúng ta chưa nhìn thấy ai chơi hoa mà chết ngay lập tức nên không ai sợ. Nếu người nông dân sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật mà tử vong ngay trên đồng ruộng chắc chắn không dùng nó nữa. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, có loại bệnh là nguyên nhân từ thuốc bảo vệ thực vật nhưng không phải phát tác ngay mà nó tích lũy, phá hủy, cộng thêm môi trường làm cho cơ thể con người suy kiệt dần”, chuyên gia nông nghiệp này cảnh báo.

Theo báo Đời sống và Pháp luật, PGS.TS Nguyễn Thị Chắt, bộ môn Bảo vệ thực vật, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, có nhiều loại hoa ở Đà Lạt đưa về các tỉnh không thể nở to được do khí hậu thay đổi, nên không loại trừ nơi bán phải làm những thủ thuật như sử dụng hóa chất để cho hoa nở ra và tươi lâu. Hiện nay có nhiều hóa chất cho hoa, rau quả bán trôi nổi không thể kiểm soát.

PGS.TS Nguyễn Thị Chắt cho biết thêm, sâu bệnh hại trên cây hoa cúc có nhiều loại. Tuy nhiên, không gây bệnh đặc biệt, bởi bản thân cây hoa cúc có chất trị tuyến trùng trong đất, nên chỉ những sâu bệnh có khả năng chống lại chất này mới gây bệnh cho hoa cúc. Hoa cúc thường mắc một số bệnh như: đốm nâu, đốm vàng, đốm sen, ruồi hại lá… nhưng chỉ làm cho hoa xấu đi, cây còi cọc chậm ra hoa, hoặc lá xoăn chứ không hoàn toàn hủy diệt cây hoa như những cây trồng khác.

Cũng vì thế, khi hoa được đưa ra kinh doanh thì cần đẹp, tươi lâu, những hóa chất đáp ứng nhu cầu này của thị trường lại rất đa dạng nên khó mà lường trước được những hậu quả gây ra cho sức khỏe. PGS.TS Chắt cho rằng cần có quy định hoa an toàn tương đương với an toàn thực phẩm.

TS Võ Mai, Phó chủ tịch Hội làm vườn Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay đa số các cơ quan chức năng, đơn vị tuyên truyền mới chú ý tới sản xuất rau an toàn, còn hoa an toàn thì chưa được chú trọng. Rau củ quả có thể rửa sạch, hoa thì không thể rửa, lại trưng trong phòng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hít ngửi phải hóa chất. Nhẹ thì dị ứng, nặng có thể gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, hại thần kinh, chưa kể hóa chất ngấm qua da tích lũy trong cơ thể, về lâu dài gây bệnh.

Trên thực tế, vì tính kinh tế, để hoa nở đúng vụ, lại tươi lâu trong quá trình vận chuyển phân phối bán lẻ ra thị trường, việc sử dụng thuốc BVTV và hóa chất giúp hoa tươi lâu là khó tránh khỏi. Chính vì vậy, người cắm hoa khi tiếp xúc trực tiếp da tay vào cành, lá hoa rất có thể bị kích ứng bởi các loại hóa chất bảo quản hoa.

Tuy nhiên, cần phải có phân tích cụ thể mới biết rõ kích ứng do thành phần chất gì, lượng tồn dư... "Đã có nhiều cảnh báo hại sức khỏe đối với trường hợp người chơi hoa tự ý pha hóa chất giúp hoa tươi lâu, nhưng với cơ sở trồng, phân phối hoa thì cần cơ quan chức năng có biện pháp quản lý kiểm soát quy định chặt chẽ việc sử dụng thuốc BVTV phun cho cây hoa về thời gian cách ly tới khi cắt bán, mới mong có thị trường hoa an toàn phục vụ nhu cầu của người dân" -TS Võ Mai nói.

Theo VietQ