Hai lúa Bình Dương hoàn thành chiếc máy bay chất chưa từng có

Chỉ cần khoác thêm “bộ áo”, chiếc máy bay này sẽ như một chú ong có khả năng bay lượn trên trời cao.

 

Ông Bùi Hiển đang giới thiệu chiếc máy bay tự chế của mình

Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu và chế tạo thành công 2 chiếc máy bay mang tên “Bùi Hiển” và “Giấc mơ”, ông Bùi Hiển (63 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Dương) đã được giới khoa học cả trong lẫn ngoài nước biết đến với cái tên gần gũi là “hai lúa” chế máy bay. Trong đó, chiếc “Bùi Hiển” được ông chế tạo trong vòng 3 năm (từ năm 2010 tới năm 2013), còn chiếc “Giấc mơ” là 2 năm (từ năm 2014 tới năm 2016).

Tới giữa năm 2017, ông Hiển đã nảy ra một ý tưởng mới táo bạo hơn, đó là phải đưa máy bay ra sân bay chứ không muốn chỉ dừng lại ở việc bay thử trong nhà kho. Nghĩ là làm, giữa hai chiếc “Bùi Hiển” và “Giấc mơ”, ông đã chọn chiếc “Bùi Hiển” cho kế hoạch của mình.

Để hiện thực hóa ước mơ ra sân bay, ông Hiển đã cải tiến toàn diện cho chiếc “Bùi Hiển”. Chỉ sau vài tháng cân chỉnh, tới những ngày đầu tháng 1/2018, ông Hiển vui mừng tuyên bố đã hoàn thành máy bay và sẵn sàng cất cánh. Cất cánh thành công, ông sẽ cần 1 - 2 tháng để khoác thêm “bộ áo” cho máy bay theo phong cách chú ong thợ.

“hai lua” binh duong hoan thanh chiec may bay “chat

Máy bay tự chế đã hoàn thành hệ thống máy và bộ khung

Theo ông Hiển, ông chọn cải tiến chiếc “Bùi Hiển” thay vì “Giấc mơ” là vì hệ thống cánh quạt đồng trục trên “Bùi Hiển” dễ điều khiển hơn và ổn định hơn. “Làm cánh đồng trục là cực kỳ khó, gian nan lắm, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm cho được. Khi ổn định rồi, quạt quay êm rồi thì việc lái nó lại cực kỳ đơn giản, chứ không phức tạp như hệ thống gồm cánh quạt chính và quạt đuôi như “Giấc mơ””, ông Hiển chia sẻ.

Ông Hiển cho biết, thời gian qua, ông đã cải tiến “Bùi Hiển” từ những điểm nhỏ nhất. Chẳng hạn, vị trí đặt hệ thống làm mát được tính toán sao cho tận dụng tốt nhất luồng gió từ quạt thổi xuống. Bên cạnh đó, ông đã cân chỉnh tới từng gram cho trọng lượng của cánh quạt và chỉnh góc cánh chính xác tuyệt đối.

“Mấy hôm rồi là tôi cân bằng tĩnh cho cánh quạt, tức là làm sao cho hai nửa cánh quạt phải cân đối tuyệt đối qua trục chính. Lúc đầu, hai bên cánh quạt dưới chênh lệch khoảng 5 gram, còn cánh trên là khoảng 3 gram, nhưng bây giờ thì êm rồi.

Tôi đang tiếp tục cân bằng động, tức là kiểm tra độ ổn định của cánh quạt khi quay, mà cơ bản thấy quạt quay êm ru, ngon lắm, không cần phải sửa gì nữa. Giờ muốn bay thì cứ kéo ga là bay lên thôi”, ông Hiển phấn khởi nói.

<img alt="“hai lua” binh duong hoan thanh chiec may bay “chat" chua="" tung="" co="" hinh="" anh="" 3"="" title="“Hai lúa” Bình Dương hoàn thành chiếc máy bay “chất" chưa="" từng="" có="" hình="" ảnh="" data-cke-saved-src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-01/hai-lua-binh-duong-hoan-thanh-chiec-may-bay-chat-chua-tung-co-3.jpg" src="http://baoventd.org/websites/images/baoventd/2018-01/hai-lua-binh-duong-hoan-thanh-chiec-may-bay-chat-chua-tung-co-3.jpg" style="width: 600px;">

Thiết kế trong mơ của chiếc máy bay tự chế này là hình ảnh con ong thợ.

Theo thiết kế, máy bay “Bùi Hiển” sẽ bắt đầu cất cánh khi cánh quạt quay với tốc độ khoảng 360 vòng/phút. Trên máy bay, ông trang bị một thùng xăng 20 lít giúp nó có thể bay được hơn 1 giờ đồng hồ. Hệ thống điều khiển gồm cần kéo ga (điều khiển bằng tay phải), cần điều chỉnh góc cánh (điều chỉnh bằng tay trái) và bàn đạp chuyển hướng trái/phải (điều khiển bằng hai chân).

Mặc dù đã hoàn thành phiên bản “Bùi Hiển” cải tiến nhưng “cha đẻ” của chiếc máy bay này chưa được cấp phép bay thử ở sân bay Phú Lợi (tỉnh Bình Dương) như mong ước. Theo ông Hiển, trước mắt ông chỉ có thể kéo máy vào nhà kho để bay chứ chưa thể bay ngoài trời.

Theo DanViet