Khi đi tiểu thấy dấu hiệu bất thường này có thể là tín hiệu ung thư

Xuất hiện máu trong nước tiểu, đi tiểu không kiểm soát, tiểu đau mà không rõ nguyên nhân là những dấu hiệu cảnh báo có thể ung thư bàng quang, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Hiện nay ung thư không còn là căn bệnh xa lạ đối với mọi người nhưng hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh và nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh thì không phải ai cũng biết.

Một số bệnh do khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối. Một trong số đó phải kể đến là ung thư bàng quang.

Ung thư bàng quang là một trong những bệnh ung thư về đường tiết niệu nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí dẫn đến tử vong nếu như không được phát hiện sớm. Căn bệnh ung thư này thường gặp ở nam giới, đặc biệt độ tuổi trên 50 thuộc nhóm nguy cơ cao.

Khi đi tiểu thấy dấu hiệu bất thường này có thể là tín hiệu ung thư

Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

Nguyên nhân dẫn đến ung thư bàng quang khá phức tạp. Hiện nay khi y học đã tương đối phát triển cũng vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Nhưng căn cứ vào các nghiên cứu lâm sàng cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh có mối liên quan nhất định với những yếu tố sau.

1. Do người bệnh mắc bệnh sán máng

2. Do hút thuốc

Hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Qua số liệu điều tra cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang ở người thường xuyên hút thuốc cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc.

Vì vậy, những người hút thuốc lâu ngày nên cố gắng tập cai thuốc, hằng ngày nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

3. Do môi trường làm việc

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy làm việc trong môi trường có mùi hương ví dụ như nhiên liệu hóa chất công nghiệp hoặc ở xưởng da, cao su, sơn sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang.

Do đó những người thường xuyên làm việc trong môi trường này có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao hơn hẳn so với những người làm việc ở trong các môi trường khác.

4. Do dùng thuốc

Qua số liệu nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên dùng lượng lớn các loại thuốc có chứa Phenacetin cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Khi đi tiểu thấy dấu hiệu bất thường này có thể là tín hiệu ung thư

Hãy cảnh giác nếu thấy các dấu hiệu bất thường sau đây khi đi tiểu

1. Có cảm giác đau khi đi tiểu mà không rõ nguyên nhân

Nếu ung thư bàng quang đã ở giai đoạn cuối lúc này khối u sẽ xâm lấn đến tổ chức bàng quang đặc biệt là khi phần tổn thương đã khá nghiêm trọng khiến người bệnh sẽ có cảm giác đau khi đi tiểu. Ngoài ra khi nhịn tiểu hoặc khi co bóp bàng quang cũng sẽ xuất hiện tình trạng đau dữ dội.

2. Xuất hiện máu trong nước tiểu

Thông thường trước khi ung thư bàng quang còn chưa được hoàn toàn chẩn đoán rõ thì biểu hiện thường gặp nhất chính là tiểu ra máu gián đoạn và không có cảm giác đau.

Lúc này nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ tươi. Nhưng dấu hiệu ung thư bàng quang khá điển hình này lại thường bị nhầm lẫn do sỏi đường tiết niệu hoặc do viêm đường tiết niệu gây ra. Chính vì vậy dẫn đến việc phán đoán sai bệnh khiến bỏ lỡ thời cơ điều trị bệnh tốt nhất.

Khi thấy xuất hiện nước tiểu màu đỏ mà không có cảm giác đau hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tiến hành kiểm tra.

3. Xuất hiện tình trạng đái rắt, không nhịn tiểu được

Yếu tố dẫn đến đái rắt có rất nhiều, chủ yếu là do số lần đi tiểu hằng ngày tăng, không có cảm giác đau.

Khá nhiều người nhầm lẫn ung thư bàng quang chính là tình trạng viêm đường tiết niệu. Lý do là vì một số triệu chứng của chúng khá giống nhau ví dụ như đái rắt, không nhịn tiểu được, đau khi đi tiểu thậm chí có bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng đi tiểu không kiểm soát.

4. Một số các yếu tố khác

Khi ung thư bàng quang ở giai đoạn cuối thậm chí sẽ xuất hiện tình trạng di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như xương, gan, phổi. Sự di căn này cũng sẽ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng ho, khó thở, đau ở vùng gan, đau vị trí nào đó ở khớp xương khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Theo Trí thức trẻ