Khi ruồi đã nhúng chân vào thức ăn, hậu hoá sẽ rất khó lường

Một nghiên cứu mới khuyến cáo không nên ăn những đồ ăn bị ruồi nhúng chân vì chúng mang theo nhiều vi khuẩn có hại, gây ra hậu họa khó lường.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Khoa học Penn State Eberly, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng các những con ruồi phổ biến trong gia đình mang theo vi khuẩn salmonella, e.coli và thậm chí cả vi khuẩn dẫn đến loét dạ dày và tử vong. Họ cũng cho biết thêm các nhân viên y tế công cộng đã bỏ qua những con ruồi như là một nguồn lây lan dịch bệnh.

Ruồi ở khu vực thành thị mang nhiều vi khuẩn hơn bởi vậy các nhà khoa học đề nghị mọi người tránh đi dã ngoại ở các công viên trong thành phố. Họ cũng khuyên nên sử dụng thực phẩm ở vùng nông thôn nhiều hơn.

Tiến sĩ Donald Bryant, giáo sư công nghệ sinh học tại Đại học Penn State, cho biết: "Mọi người biết rằng có những mầm bệnh được ruồi mang theo nhưng không biết về mức độ cũng như phạm vi lan truyền của chúng. Chúng tôi tin rằng điều này có thể cho thấy một cơ chế lan truyền bệnh mầm bệnh đã bị các quan chức y tế công cộng bỏ qua."

Ông cũng nói thêm: "Tốt hơn là nên có bữa ăn ngoài trời trong rừng, cách xa môi trường đô thị, không phải là một công viên trung tâm."

Khi ruồi đã nhúng chân vào thức ăn, hậu hoá sẽ rất khó lường

 Ruồi mang theo vi khuẩn salmonella, e.coli và thậm chí cả vi khuẩn dẫn đến loét dạ dày và tử vong

Các kỹ thuật sắp xếp DNA được sử dụng để nghiên cứu việc thu thập các vi khuẩn tìm thấy trong và trên thân ruồi nhà (Musca domestica) và nhặng (Chrysomya megacephala).

Ruồi nhà ở khắp mọi nơi trên thế giới mang theo 351 loại vi khuẩn. Với thời tiết ấm lên, nhặng mang theo 316. Một số lượng lớn các vi khuẩn này được cả ruồi và nhặng mang theo.

Nhóm nghiên cứu thậm chí còn điều tra các vi khuẩn trên các bộ phận riêng lẻ của những con ruồi bao gồm chân và cánh.

Các loài côn trùng có thể lấy vi khuẩn từ phân và chất hữu cơ bị phân hủy mà chúng sử dụng để nuôi dưỡng cơ thể.

Các nhà khoa học đã tìm ra 15 trường hợp của vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh ở người - gây ra những vết loét trong ruột người - trên những con ruồi Brazil.

Tiến sĩ Stephan Schuster, giám đốc nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, phát hiện ra rằng chân của những con côn trùng truyền hầu hết các sinh vật vi khuẩn từ bề mặt này sang một bề mặt khác. Ngay cả một bước ngắn của côn trùng cũng có thể để lại vi khuẩn.

Tiến sĩ Schuster cho biết: "Đôi chân và cánh côn trùng có chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cơ thể bay. Vi khuẩn sử dụng chân và cánh của côn trùng như những con thoi trong không khí."

Ông cũng nói thêm: "Vi khuẩn có thể sống sót, phát triển trong suốt hành trình của côn trùng và lan truyền lên một bề mặt mới. Thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng cứ một trong một trăm bước, ruồi để lại một ổ vi khuẩn, nếu bề mặt mới này là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển."

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng ruồi có thể có ích, chúng có thể được coi như hệ thống cảnh báo sớm cho bệnh tật hoặc thậm chí chúng có thể giới hạn phạm vi tìm kiếm các vi khuẩn.

Theo VietQ