Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn khi các sản phẩm của họ bị làm giả và bày bán tràn lan trên các hệ thống thương mại điện tử của Alibaba với giá rẻ mạt.

Theo Bloomberg, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ (USTR) vừa thêm Taobao (một trang web thương mại điện tử của Alibaba) vào danh sách các trang web cung cấp hàng giả "khét tiếng". 

Sản xuất hàng giả là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc. Một nghiên cứu do Phòng Thương mại Mỹ cho thấy nó mang lại khoảng 396 tỉ USD mỗi năm, chiếm khoảng 12% tổng sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc và 1,5% tổng sản phẩm quốc nội.

Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Sự bùng nổ về gia công phần mềm bắt đầu vào những năm 1980 khi nhiều công ty nước ngoài đưa nhà máy sản xuất đến Trung Quốc. Ngay lập tức những người lao động bản địa đã nhanh chóng học được cách sản xuất và tạo ra các sản phẩm "nhái" có kiểu dáng tương tự, đơn cử như iPhone 6S, sản phẩm xuất hiện tại Trung Quốc trước cả thời điểm Apple ra mắt chính thức.

Ngoài ra còn có rất nhiều mặt hàng gia dùng khác, xe điện cân bằng (hoverboard), một sản phẩm đã tạo nên cơn sốt vào hồi năm ngoái xuất hiện tràn lan ở Trung Quốc với đủ mọi thương hiệu và mẫu mã...

Theo một số tài liệu được tiết lộ bởi WikiLeaks, sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc vào thời điểm năm 2009 đã làm suy yếu những nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng làm hàng giả ngày càng tăng cao. 

Cả Amazon và EBay đều vật lộn với nạn buôn bán hàng giả, tuy nhiên họ rất mạnh tay trong việc loại bỏ thẳng những nhà bán lẻ sai phạm. Tương tự, Chủ tịch Alibaba - Michael Evans cho biết đã loại bỏ 380 triệu sản phẩm và dẹp hơn 180.000 cửa hàng sai phạm. Tuy nhiên, hàng giả vẫn được tìm thấy tràn lan trên Taobao. 

Xem thêm: Cáp quang biển quốc tế AAG vừa gặp sự cố - Sáng nay (7/10), cáp quang biển quốc tế AAG lại gặp sự cố trên cáp nhánh từ TP.HCM đi quốc tế và hiện nguyên nhân của sự cố vẫn chưa được xác định.

Michel Keck, một nghệ sĩ sơn dầu đương đại ở bang Indiana (Mỹ) đã tìm thấy các bức tranh sơn dầu giả mạo được bày bán trên AliExpress, trang web thương mại điện tử của Alibaba. Khi tạo tài khoản người dùng để nộp đơn khiếu nại trên trang pháp lý của Alibaba, cô được chuyển đến một trang web bằng tiếng Trung (không có lựa chọn tiếng Anh).

Cô đã cố gắng gửi các báo cáo trong khoảng 10 ngày qua các kênh tích hợp của Alibaba, tuy nhiên mọi thứ đều bị từ chối. "Họ từ chối hỗ trợ trò chuyện, tin nhắn thoại... Sau đó, tôi đã đọc được bài viết nói về cách Jack Ma cắt giảm hàng giả và làm hết sức mình để đảm bảo nền tảng của mình ít vi phạm bản quyền. Đó là một lời nói dối hoàn toàn," cô nói.

Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Alibaba đã nhận được nhiều cảnh báo từ các quan chức Mỹ về việc dọn dẹp hàng giả. Tương tự, công ty cũng bị cảnh báo bởi các nhà quản lý tại Trung Quốc. "Vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết liên quan đến hàng giả, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh tới Jack Ma và Alibaba cũng không nằm ngoài sự quản lý của pháp luật". Zhang Mao, người đứng đầu Cơ quan quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (SAIC) cho biết.

Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Ở Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều trang thương mại điện tử cho phép người tham gia bày bán các sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả công khai... mà không hề kiểm soát. Khi thử tìm kiếm từ khóa iPhone 7 Plus trên trang Sendo, bạn sẽ thấy có rất nhiều sản phẩm chỉ có giá khoảng 2,5-3 triệu đồng. Với lời rao là iPhone Đài Loan, RAM 4 GB... và chạy hệ điều hành Android.

Dù số lượng sản phẩm giả được rao bán đã giảm đáng kể so với thời điểm trước đó, tuy nhiên một số doanh nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng chứ không có chuyện đem con bỏ chợ, mặc cho người tham gia muốn làm gì làm.

Khốn khổ vì hàng giả, hàng nhái trên Alibaba

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối khi mua phải hàng giả, hàng nhái.

Theo kynguyenso