Khu đô thị Tân Tây Đô: Nước sinh hoạt nghi nhiễm asen nặng, người dân gửi thư 'kêu cứu'

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu để xác định chất lượng nước sinh hoạt tại khu đô thị Tân Tây Đô.

Thời gian qua, sự việc cư dân tại Khu đô thị Tân Tây Đô – Đan Phượng – Hà Nội bức xúc về việc giá nước “không hợp lý” đã được dư luận hết quan tâm. Tuy nhiên, khi việc này còn chưa kết thúc thì hàng loạt vấn đề khác đặc biệt là về chất lượng nước sinh hoạt tại chung cư được người dân tại đây phản ánh.

Cụ thể, đại diện cho hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại chung cư HHB - khu đô thị Tân Tây Đô, BQT chung cư HHB đã làm công văn gửi đến hàng loạt đơn vị trong đó có Cục quản lý môi trường – Bộ y tế; Sở y tế Hà Nội; Sở khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội... để yêu cầu “xem xét chất lượng nước nhiễm asen và việc sử dụng hóa chất để sản xuất nước”.

Khu đô thị Tân Tây Đô: Nước sinh hoạt nghi nhiễm asen nặng, người dân gửi thư 'kêu cứu'

Khu đô thị Tân Tây Đô, nơi người dân có phản ánh về chất lượng nước. Ảnh: An ninh tiền tệ 

Được biết, các cư dân tại Khu đô thị Tân Tây Đô và cư dân Tòa chung cư HHB nói riêng sử dụng nước tại nhà máy do Chủ đầu tư cấp 1 là Công ty CP xây dựng và dịch vụ thương mại Tuấn Quỳnh và Công ty CP Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam là đơn vị quản lý vận hành để sản xuất nước bán cho các bên liên quan để cung cấp cho người dân.

Từ tháng 4/2015 đến nay, khi cư dân các Tòa nhà CT2A, CT2B, HHB mua căn hộ từ chủ đầu tư thứ phát là Công ty CP Đầu tư Hải Phát chuyển về sinh sống đã được Công ty CP Đầu tư Hải Phát (sau đây gọi tắt là Chủ đầu tư Hải Phát) mua nước để bán lại cho cư dân.

Hiện nay, Chủ đầu tư Hải Phát đã tuyên bố không thực hiện mua nước nước sạch để bán lại cho dân và từng hộ dân phải tự đi làm việc với Công ty CP Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam để ký trực tiếp hợp đồng mua bán nước.

Trong quá trình trên, Ban Quản trị tòa nhà chung cư phát hiện một số tài liệu xác định chất lượng nước do Công ty CP đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam sản xuất và Công ty CP đầu tư Hải Phát bán cho dân từ năm 2015 đến nay đều không đảm bảo chất lượng, công nghệ xử lý nước “kỳ quặc”.

Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, gồm (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

QCVN 01:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, gồm 109 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L. Nước cấp khi đạt 109 chỉ tiêu của QCVN 01:2009/BYT có thể uống trực tiếp tại vòi.

QCVN 02:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000m3/ngày đêm và cấp nước hộ gia đình do gia đình tự khai thác (giếng khoan, giếng đào…), gồm 14 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L đối với cơ sở cấp nước tập trung và 0,05 mg/L đối với nước hộ gia đình tự khai thác.

Ngày 26/10/2015, Công ty CP đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam gửi văn bản số: 08/2015/CV-MTVN đến cư dân các Khu đô thị mới Tân Tây Đô và Khu đô thị Tân Việt khẳng định asen trong nước trước đó vượt “chuẩn” 4 đến 5 lần và sau khi khắc phục thì tại thời điểm tháng 10/2015 sau khi đã xử lý đã “trở về” với kết quả vẫn là từ:  0,07mg/l  đến 0,012 mg/l.

Đem đối chiếu với Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế, trong đó nêu rõ giới hạn tối đa cho phép hàm lượng asen trong nước sinh hoạt là 0,01mg/l thì thấy rõ kết quả trên đã vượt ngưỡng asen gấp từ 7 đến 12 lần.

Hơn nữa, trong giấy công bố kết quả thử nghiệm mẫu nước lấy tại căn hộ 2414- chung cư HHB (mẫu nước lấy ngày 29/9/2017) của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (QUATEST 1) cho thấy rõ, hàm lượng Asen trong nước là 0,03 mg/L. Như vậy, hàm lượng Asen này cũng vượt “chuẩn” nước sinh hoạt theo Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế là 3 lần.

 Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, gồm (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.  QCVN 01:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, gồm 109 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L. Nước cấp khi đạt 109 chỉ tiêu của QCVN 01:2009/BYT có thể uống trực tiếp tại vòi.  QCVN 02:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000m3/ngày đêm và cấp nước hộ gia đình do gia đình tự khai thác (giếng khoan, giếng đào…), gồm 14 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L đối với cơ sở cấp nước tập trung và 0,05 mg/L đối với nước hộ gia đình tự khai thác.

Kết quả thử nghiệm cho thấy hàm lượng Asen vượt 3 lần mức cho phép theo Thông tư 04/2009/TT-BYT của Bộ Y tế. Ảnh: QUATEST 1

Chính vì sự bất thường trong chất lượng nêu trên mà BQT chung cư HHB đã gửi công văn đến các cơ quan liên quan yêu xem xét, kiểm tra và xử lý dứt điểm tình trạng nguồn nước nhiễm độc cư dân an tâm sử dụng nước sinh hoạt và sớm ổn định lại cuộc sống.

Đặc biệt hơn nữa, trong buổi kiểm tra ngày 9/11/2017, đoàn kiểm tra đã phát hiện Công ty CP đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam đang để trong kho hóa chất và khu xử lý nước rất nhiều loại hóa chất như: Javen, Thuốc tím và các loại chất khác có xuất sứ Trung Quốc nhưng không có tem nhãn phụ.

Việc sử dụng các hóa chất này cần Sở khoa học và Công nghệ Hà Nội vào cuộc điều tra, làm rõ xem công nghệ sản xuất nước tại đây sao lại phải sử dụng tới 7 loại hóa chất như công ty này công bố và hóa chất đó có được sử dụng trong sản xuất nước không?

Việc trích xuất hóa đơn đầu vào của các loại hóa chất này là cần thiết để người dân biết hóa chất đó có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng không và hóa chất ấy có được sử dụng trong sản xuất nước không? Tại sao hóa chất được sử dụng lại không có tem nhãn phụ Tiếng Việt?!

Lấy mẫu nước để kiểm định chất lượng

Sau những phản ánh của người dân, vào ngày 9/11, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội tiến hành kiểm tra vệ sinh chất lượng nước tại khu đô thị Tân Tây Đô. Buổi kiểm tra có sự tham dự của ông Khổng Minh Tuấn - PGĐ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội; Đại diện BQT chung cư tòa nhà HHB – KĐT Tân Tây Đô; Ông Hà Hữu Thư – GĐ Công ty CP đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam.

Khi kiểm tra trạm cấp nước, đoàn kiểm tra phát hiện mặt bằng trạm cấp nước còn nhiều cạn sắt, rêu, thành bể lọc có hiện tượng rò rỉ. Một số vật liệu để ngoài trời sắp xếp chưa gọn.

Ngoài ra, kho hóa chất Clorin đảm bảo tem nhãn phụ, đăng ký lưu hành Phèn dắt chưa có tem nhãn phụ về Tiếng Việt. Một điều đáng chú ý là dù đơn vị báo cáo là không sử dụng Javel, thuốc tím trong xử lý nước nhưng vẫn để trong kho hóa chất.

 Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước, gồm (1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.  QCVN 01:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên, gồm 109 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L. Nước cấp khi đạt 109 chỉ tiêu của QCVN 01:2009/BYT có thể uống trực tiếp tại vòi.  QCVN 02:2009/BYT được áp dụng đối với các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000m3/ngày đêm và cấp nước hộ gia đình do gia đình tự khai thác (giếng khoan, giếng đào…), gồm 14 chỉ tiêu trong đó có chỉ tiêu asen với giới hạn tối đa cho phép là 0,01 mg/L đối với cơ sở cấp nước tập trung và 0,05 mg/L đối với nước hộ gia đình tự khai thác.

Hóa chất vẫn có trong kho dù đơn vị cấp nước báo cáo không dùng hóa chất để xử lý nước. Ảnh: An ninh tiền tệ 

Tiếp đó, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội tiến hành lấy mẫu nước thành phẩm tại trạm cấp nước Tân Tây Đô, xét nghiệm chỉ tiêu giám sát mức độ A (15 chỉ tiêu) và 2 chỉ tiêu Asen, Amoni. Sau khi có kết quả xét nghiệm Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội sẽ có báo cáo, thông báo đến cơ quan chức năng và đơn vị cung cấp nước, đơn vị có liên quan.

Trao đổi với báo chí, ông Khổng Minh Tuấn - PGĐ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho hay, tại khu vực tiến hành kiểm tra, nguồn nước không được ổn định và có một vài thời điểm chỉ tiêu về Asen đã từng tăng lên. Theo ông Tuấn, việc xét nghiệm mẫu nước phải mất 1 tuần mới có kết quả và lúc đó đơn sẽ cung cấp thông tin cho các bên liên quan.

Ngày 1/11 vừa qua, Đoàn kiểm tra vệ sinh môi trường phong chống dịch bệnh xã Tân Lập đã kết luận tại tâng 3 toà nhà HHB có nhiều bồn chưa nước đựng rác thải bẩn nguy cơ phát sinh bệnh dịch, đặc biệt là loăng quăng, bọ gậy gây bệnh sốt xuất huyết. Đoàn cũng yêu cầu BQT tòa nhà làm việc với chủ đầu tư xử lý ngay các khu vực trên để phòng chống bệnh dịch.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện các đối tượng lạ tại tòa nhà trong thời gian gần đây đã khiến nhiều cư dân tỏ ra sợ hãi. Cư dân HHB đang rất lo ngại về nguy cơ mất an ninh tại tòa nhà và bày tỏ nguyện vọng CĐT sớm giải quyết tình trạng trên.

Đại diện của công ty Hải Phát cho biết, nhận được thông tin về việc xuất hiện các đối tượng tệ nạn xã hội, sẽ yêu cầu BQL tòa nhà sẽ giám sát thường xuyên và khắc phục vấn đề trên.

Bảo Bình

Theo Vietq