Liệu phấn rôm có gây ung thư? Điều mà mọi người cần biết!

Một phụ nữ đã thắng kiện hàng trăm triệu đô la khi cáo buộc một công ty sau thời gian dài sử dụng sản phẩm của họ khiến bà bị ung thư. Thực hư chuyện này ra sao?

Phán quyết bồi thường trị giá 417 triệu đô la cho một phụ nữ California đang sắp chết vì ung thư buồng trứng sau thời gian dài sử dụng phấn rôm Johnson's Baby trong hơn 40 năm. Điều này đã khiến các công ty, các nhà nghiên cứu và các gia đình lo ngại về mối quan hệ giữa ung thư và bột phấn rôm thực hư thế nào.

Liệu phấn rôm có gây ung thư? Điều mà mọi người cần biết

Phán quyết vào ngày 21 tháng 8 là phán quyết lần thứ 4 trị giá hàng triệu đô la mà bồi thẩm đoàn đưa ra nhằm cáo buộc công ty của thương hiệu phấn Johnson's Baby vì phấn rôm của hãng gây ung thư cho người sử dụng.

Chưa dừng lại ở đó vẫn còn hàng ngàn cáo buộc nhắm đến công ty này vẫn đang còn chờ được giải quyết, theo tờ The New York Times đưa tin.

Nhưng mặc dù tình trạng báo động đã được cảnh báo, bột phấn rôm trẻ em vẫn đang được bày bán trên các kệ hàng, và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy bột phấn rôm của hãng Johnson & Johnson và các hãng khác gây ra triệu chứng ung thư.

Nghiên cứu cho thấy người dùng sẽ có nguy cơ về sức khỏe sau thời gian dài sử dụng; nhưng một số nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại là không có mối liên hệ nào giữa bột phấn rôm và các nguy cơ mắc bệnh ung thư cả.

Trong một tuyên bố, Johnson & Johnson cho biết hãng sẽ kháng cáo lại quyết định của tòa án California vì: "Bột phấn rôm Johnson's Baby được kiểu nghiệm an toàn theo các nghiên cứu của khoa học"

Tuy nhiên, khả năng ảnh hưởng sức khỏe là vẫn có, một số cơ quan y tế đã khuyến cáo người sử dụng nên cân nhắc về việc tiếp tục sử dụng sản phẩm.

Liệu phấn rôm có gây ung thư? Điều mà mọi người cần biết

"Về mặt y học, chúng tôi thường nói rằng sự liên kết không chứng minh được kết quả. Nên đến khi có những kết quả rõ ràng nhất tôi khuyên mọi người nên bình tĩnh và cân nhắc về sản phẩm" - Tiến sĩ Anthony Picket của Bệnh viện Y tế Dignity Health trả lời phỏng vấn.

Tuy nhiên việc không sử dụng phấn rôm với các bà mẹ thì đó là một vấn đề nan giải. Phấn rôm là thứ không thể thiếu trong phòng tắm dành cho trẻ, được các bà mẹ dùng từ thế kỉ 19 để giảm bớt mồ hôi và hăm tã. Phấn rôm luôn gắn liền với mọi đứa trẻ suốt tuổi thơ của chúng.

Nhưng với các cáo buộc tiêu cực gần đây hướng về phấn rôm, liệu các bà mẹ còn tin tưởng sử dụng phấn rôm cho con của họ?

Các chuyên gia khuyên rằng nếu các bậc cha mẹ vẫn muốn sử dụng phấn rôm hãy tránh xa vùng mặt và vùng kín của trẻ (đặc biệt là các bé gái) và sử dụng càng ít càng tốt. Và nên sử dụng các sản phẩm có chứa Petroleum Jelly (như Vaseline) để trị hăm tã thay cho phấn rôm.

Các cảnh báo đã được đưa ra, dù thực hư liệu phấn rôm có gây hại đến sức khỏe của người dùng vẫn chưa rõ ràng. Hãy cân nhắc khi sử dụng sản phẩm này để bảo vệ sức khỏe con trẻ và gia đình bạn nhé! 

Nguồn: Familyshare

Theo thethaovanhoa/Bestie