Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

Rửa bát là công việc tưởng chừng như ai cũng biết làm, nhưng bạn sẽ cần những mẹo này để rửa bát hiệu quả nhất đấy!

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

1. Chọn đồ rửa bát

Để tiết kiệm tối đa nước rửa bát, các chị phụ nữ thường mách nhau nên sử dụng đồ rửa bát tạo bọt. Giẻ rửa bát quá mịn và dày sẽ làm chất bẩn rất khó sạch.

Giẻ tạo được nhiều bọt sẽ giúp xử lí số lượng bát đĩa gấp đôi so với các loại giẻ thông thường. Ngoài ra, hãy nhớ để giẻ nơi khô ráo, thoáng mát và thay giẻ 1 tuần 1 lần để ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn.

2. Sử dụng đúng loại nước rửa bát

Hãy tìm loại xà phòng kháng khuẩn với axit lactic, trong đó có cung cấp các hoạt chất kháng khuẩn mà lại có thể rửa sạch nhanh chóng. Xà phòng có oxit lauramine lại tẩy sạch dầu mỡ.

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

3. Phân loại chén bát trước khi rửa

Thông thường chúng ta thường hay bị "choáng" trước số lượng bát đĩa quá nhiều và thấy cái nào thì rửa cái đó chứ không theo trật tự gì làm mất rất nhiều thời gian.

Tốt nhất là bạn hãy phân loại chén bát theo các kích cỡ khác nhau, vừa rửa vừa phân loại.

Những loại nồi niêu xoong chảo dính nhiều dầu mỡ thừa cần được xử lí đầu tiên để tránh làm bẩn thêm chén bát khác.

Sau khi rửa sạch, thứ tự sắp xếp chén đĩa là: đĩa to và nông nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên, sau đĩa thì đến bát cũng theo thứ tự trên. 

4. Baking soda là nguyên liệu tẩy sạch dầu mỡ tốt nhất

Cho vào chiếc chảo đầy dầu mỡ của gia đình một thìa baking soda và một bát nước. Đun sôi nước trong vài phút và sau đó việc rửa sạch chỉ tốn hơn kém 1 phút đồng hồ.

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

5. Rửa bát với nước nóng 

Vào thời tiết mùa đông hoặc đối với những đồ dùng nhà bếp dính quá nhiều dầu mỡ, bạn cần nước nóng để cứu trợ bằng cách: Ngâm chúng với nước nóng pha loãng với muối và rửa sạch lại với nước rửa bát.

Chén bát vừa sạch vết bẩn lại còn khử được vi khuẩn và mùi khó chịu. Đặc biệt, phương pháp này cũng sẽ loại được mốc đối với các đồ dùng làm từ tre, gỗ...

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng baking soda để rửa bát. Rửa sách chén bát với dung dịch 1 thìa baking soda và nước ấm, bạn chỉ tốn có 1 phút thôi.

6. Hãy kiên nhẫn ngâm bát đĩa

Bát đĩa sứ dính bết thực phẩm có thể rửa ngay lập tức nhưng xoong nồi, chảo rán cần ngâm trong nước ấm một lúc để phần thức ăn cháy bám ở đáy nồi, chảo rã dần ra.

Một vài phút ngâm nước ấm sẽ rút ngắn một chặng đường dài kì cọ, nó sẽ phân ra bớt thực ăn và giúp đôi bàn tay của bạn khỏi mỏi mệt khi phải chà cọ quá nhiệu.

Đối với nồi có vết cháy quá nặng ở đáy cần ngâm với nước muối lạnh qua đêm, sau đó đun sôi nước để vệ sinh dễ dàng hơn.

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

7. Đừng xếp bát đĩa bẩn vào bồn rửa 

Rất nhiều chị em có thói quen vứt luôn bát đĩa bẩn vào bồn rửa. Thế nhưng đúng ra bạn chỉ cần xếp gọn trên kệ bếp cạnh bồn rửa.

Một bồn rửa chén đầy bát đĩa dính dầu mỡ thì sau đó bạn không thể rửa thực phẩm được nữa. Nếu muốn rửa thêm rau, thịt cá,...bạn lại phải tốn thời gian xếp bát đĩa lên trên kệ.

8. Pha loãng nước rửa bát

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng nước rửa bát càng đậm đặc thì càng dễ rửa trôi các loại dầu mỡ, thức ăn thừa. Nhưng để rửa bát sạch và tiết kiệm, bạn nhất thiết phải pha loãng nước rửa bát.

Dùng quá nhiều nước rửa bát trong 1 lần rửa sẽ gây lãng phí và lượng nước rửa bát thừa trên chén dĩa cũng khó để rửa sạch hơn.

Khi ấy bạn cần rửa nhiều lần và dùng nhiều nước hơn thì mới làm sạch được lượng nước rửa bát đó, làm bạn tốn thời gian và lãng phí nước.

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

9. Sử dụng nước lạnh để rửa cốc đựng sữa và tinh bột

Rửa cốc đựng kem hoặc bơ bằng nước nóng có thể tạo ra hỗn hợp bết dính như kẹo cao su, chuyên gia Martha Stewart giải thích trên blog của cô.

Tráng qua bát đĩa đựng đồ ăn chứa sữa, tinh bột bằng nước lạnh trước khi rửa bát bằng nước ấm trong mùa đông.

10. Cách rửa đồ sứ, thủy tinh

Đối với các đồ dùng làm từ sứ hay thuỷ tinh, việc kì cọ các vết ố sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì thế, đối với chén bát từ sứ, bạn nên ngâm chúng trước với nước cốt chanh rồi rửa lại sạch với nước nóng.

Còn đối với li, ấm bằng thuỷ tinh, dùng baking soda pha với nước rồi lau qua bề mặt, cuối cùng dùng giẻ mềm để lau lại sẽ có bề mặt bóng sáng như mới. 

Mẹo rửa bát 'bao sạch' lại nhanh gọn lẹ chị em nào cũng cần biết

Nhiều người cho rằng việc rửa chén đĩa sau mỗi bữa ăn là dễ nhất, không cần đầu tư “chất xám” như những việc nấu nướng khác. Nhưng ngoài việc chế biến thức ăn ngon miệng, bạn cũng nên lưu tâm đến việc vệ sinh những chiếc chén, đĩa, muỗng, đũa…vì “bát sạch thì mới ngon cơm”.

Theo Bestie

-----------------

*Xem thêm:

Cả nhà ra nghĩa địa rất sớm chỉ vì thói quen khi rửa bát nhiều người đang mắc mà chẳng ngờ

Cả nhà ra nghĩa địa rất sớm chỉ vì thói quen khi rửa bát nhiều người đang mắc mà chẳng ngờ - phải tìm hiểu để tránh ngay lập tức.

Cả nhà ra nghĩa địa rất sớm chỉ vì thói quen khi rửa bát nhiều người đang mắc mà chẳng ngờ

Ngâm bát đĩa lâu trong nước xà phòng

Nhiều bà nội trợ khi thấy xoong, nồi bị bám két do thức ăn cháy liền ngay lập tức ngâm trong dung dịch nước rửa bát pha loãng.

Sau một đêm tỉnh dậy, thức ăn đã bở ra dễ dàng được rửa sạch. Việc này khiến hóa chất càng ngấm sâu vào trong bề mặt xoong nồi.

Đặc biệt, bạn không bao giờ được ngâm bát, đũa, nồi,...bằng tre hoặc gỗ vì một khi đã ngấm hóa chất thì không thể nào rửa sạch hết được. Hóa chất sẽ ngấm sâu vào tận thớ gỗ vào bám vào thức ăn khi chế biến.

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa

Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi làm như vậy vừa lãng phí mà khả năng sau khi tráng lại bằng nước sạch, lượng hóa chất còn sót lại trên bề mặt chén đĩa nhiều.

Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Vì thế lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng. Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.

Dùng xà phòng/bột giặt để rửa chén

Hầu hết thành phần chất hóa học được sử dụng trong xà phòng đều mang độc tính nhiều hơn nước rửa chén, thậm chí còn có một số hóa chất gây ung thư.

Khi dùng bột giặt để rửa dụng cụ đựng thức ăn, các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

Lưu ý khi sử dụng nước rửa bát

Không dùng nước rửa bát rởm

Nước rửa bát dởm khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Cụ thể là nếu ăn phải thức ăn đựng trong bát đĩa rửa chưa sạch, chất Natri hiđroxit sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.

Trường hợp dùng lâu ngày sẽ dễ bị ung thư da do tế bào da bị phá hủy. Nếu ai hít quá nhiều và thường xuyên chất tạo mùi có trong nước rửa bát sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh, lâu ngày có thể bị đau đầu, khó thở, thở gấp.

Ngoài ra, nước rửa bát trôi nổi thường dùng toàn phẩm màu công nghiệp không có nguồn gốc rõ ràng, rất dễ gây ngộ độc nếu không được rửa thật kỹ với nước sạch.

Không dùng xà phòng giặt để rửa chén bát

Vì một lý do nào đó, có thể do nhỡ, chị em nội trợ hồn nhiên lấy bột giặt để rửa bát đĩa với lý do chúng mang tính chất làm sạch như nhau.

Đây là một việc làm tai hại bởi các hóa chất có thể sót lại trong quá trình rửa và tráng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh ung thư, viêm gan, dạ dày, túi mật, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể...

Theo phunutoday