Nghệ An: Cam Vinh bán giá 3000 đồng không ai mua

Năm nay, nhiều vườn cam ở Nghĩa Đàn, hay còn được gọi là cam Vinh (Nghệ An) chỉ bán được giá 2.000 - 3.000 đồng/kg nhưng không có người mua vì dịch bệnh.Nhiều hộ nông dân trồng cam lao đao và muốn chặt hạ những diện tích cam đã gắn bó hàng chục năm nay.

Xã Nghĩa Hiếu có trên 200 hộ trồng cam từ 2 sào đến 3ha. Năm 2017 các hộ trồng cam lỗ nhiều hơn lời. Hơn 200 nhà trồng cam chỉ có 15-20 nhà bán được cam 25.000/kg, còn lại chỉ bán đạt 3.000/kg, thậm chí chưa đạt được 3.000 đồng/kg. Những năm trước, 1ha thu được 300-500 triệu đồng, nay 1ha chỉ thu được vài chục triệu đồng.

Nghệ An: Cam Vinh bán giá 3000 đồng không ai mua

Cam còi cọc, bán không có người mua. 

Trao đổi với phóng viên chúng tôi, ông Lê Xuân Trang, Bí thư xóm Tân Thành xã Nghĩa Hiếu cho biết: “Không chỉ riêng nhà tôi, toàn bộ diện tích cam ở xóm Tân Thành 25-30ha, có một số bộ phận trồng mới và diện tích cam kinh doanh đều bị 2 loại bệnh vàng lá thối rễ và vàng lá gân xanh do con rầy tác động. Hiện tại toàn bộ vườn cam của cả xóm chứ không chắc gì của nhà tôi đều thành cam vàng cả, không biết “cây vàng” hay “cam vàng” rất là nóng ruột, tình hình kinh tế rất khó khăn cho bà con”.

Nghệ An: Cam Vinh bán giá 3000 đồng không ai mua

Cam cho quả còi cọc và bán không ai mua

Cũng như gia đình ông Trang, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Huyền, xóm Tân Thành, xã Nghĩa Hiếu cũng trên 10 năm trồng cam với 200 gốc, những năm trước đây cây cam cho thu nhập cao. Tuy nhiên, năm nay, do cam nhiễm bệnh nặng, gia đình bà cũng đầu tư thuốc, tham khảo kỹ thuật, tuy nhiên, cũng chỉ cứu vãn được trên trăm gốc cam, giá bán 15-17 nghìn/kg, còn lại hơn 90 chục cây cam nhiễm bệnh vàng lá thối rể và vàng lá gân xanh đều bị chặt gốc và dự định sẽ trồng mía thay thế.

Nghĩa Hiếu là một xã nông trường trồng cam là chủ yếu, tuy nhiên, với thực trạng cây cam thất thu như năm nay, người nông dân vô cùng lo lắng. Hiện nay, trên địa bàn xã năm nay có 30% hộ trồng cam hiệu quả, 70% không hiệu quả. Sau thất bại năm nay nhân dân có nhiều hướng chuyển đổi sang trồng mía, ngô, bưởi,… Chính quyền địa phương khuyến cáo bà con đầu tư làm cam phải làm cam đảm bảo đúng quy trình, cải tạo đất, đào sạch gốc, trồng cây ngắn ngày 3 năm sau mới trồng cam được thì khi đó bệnh mới giảm, quy trình làm giống phải sạch, đảm bảo khoa học”

Nghĩa Hiếu là một trong những xã trồng cam lớn nhất trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và cũng là xã đã xây dựng được dòng thương hiệu “cam Vinh”. Niềm vui mới bắt đầu thì nông dân đối mặt với nhiều khó khăn về chất lượng cũng như giá cam. Người dân đang mong các nhà khoa học nhanh chóng vào cuộc giúp bà con. 

Nghệ An: Cam Vinh bán giá 3000 đồng không ai mua

Cam bị bệnh vàng lá là nguyên nhân chính khiến chất lượng cam không cao

Theo Báo Nghệ An