Những khác biệt thú vị trong văn hóa cà phê giữa Sài Gòn và Hà Nội

Do ảnh hưởng bởi văn hóa vùng miền, đặc tính khí hậu,... nên cách người Sài Gòn và Hà Nội thưởng thức cà phê cũng rất khác biệt.

Những khác biệt thú vị trong văn hóa cà phê giữa Sài Gòn và Hà Nội

Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được. Dưới đây là sự so sánh thú vị giữa cách thưởng thức cà phê của người Sài Gòn và người Hà Nội.

1. Đối tượng thưởng thức

Đối với người Sài Gòn, cà phê là loại thức uống phổ biến của mọi tầng lớp, lứa tuổi, từ người già đến người trẻ. Nó là câu cửa miệng để làm cái cớ rủ rê bạn bè: “Cà phê không?”. Chỉ với cái gật đầu, li cà phê trở thành thứ nối kết giữa hai hoặc nhiều con người với nhau.

Họ có thể uống cà phê vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp li cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kì lạ của phố xá lúc lên đèn.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Người Hà Nội lại khác, chuộng cà phê nhất phải kể đến những bậc lão thành, dân kinh doanh đam mê công việc. Họ thường chỉ nhâm nhi li cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

2. Địa điểm uống

Người Sài Gòn có thể uống cà phê ở bất cứ đâu, từ vỉa hè đến những quán sang trọng. Các địa điểm phục vụ loại thức uống này ở Sài Gòn cũng rất đa dạng về thể loại, từ cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê bệt cho đến cà phê sân vườn…

Ở Sài Gòn, đâu đâu cũng có quán cà phê hiện diện, từ góc hẻm nhỏ đến những đại lộ. Không ai có thể thống kê chính xác có bao nhiêu quán cà phê tại Sài Gòn vì biểu đồ cà phê ở đây chi chít và biến đổi liên tục như một bầu trời sao. Sự tiện dụng của các quán cà phê ở Sài Gòn phổ biến tới mức xuất hiện hầu hết trong cuộc sống đời thường của người dân nơi đây.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Tại Hà Nội thì khác, do đất chật người đông nên các quán cũng đơn giản hơn. Đó có thể là quán theo phong cách phố cổ, hoặc ngồi tạm ngay vỉa hè. Đặc biệt nhiều khi các vị khách còn sẵn sàng ngồi chung một bàn san sát nhau vì hết chỗ. Không gian cà phê Hà Nội giờ đây đã có nhiều thay đổi.

Cà phê vỉa hè với những con phố có phong cảnh nên thơ, lãng mạn, không khí thoáng đãng của những hồ nước tự nhiên như hồ Trúc Bạch, hồ Tây, hồ Thiền Quang, hồ Đắc Di, Triệu Việt Vương… Cà phê wifi, cà phê Rock, cà phê sách, cà phê takeaway… là những tụ điểm dường như dành riêng cho giới trẻ.

Cà phê trong các cao ốc sang trọng là điểm hẹn của giới doanh nhân, ở đây có thể vừa thưởng thức café vừa ngắm toàn cảnh thành phố nhộn nhịp vào ban ngày, rực rỡ vào ban đêm.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

3. Cách gọi 

Ở Sài Gòn có cà phê đen, cà phê sữa đá và bạc xỉu. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê, đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Riêng người Hà Nội thì có cách gọi tắt là "đen" với cà phê không đường không đá, "nâu" là cà phê sữa, không uống đá và nhiều cà phê nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn.

Hà Nội hầu như không có bạc xỉu, nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một li như thế, chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội, dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

4. Thời gian uống cà phê

Cà phê Sài Gòn, người ta có thể thưởng thức vào bất cứ giờ nào trong ngày, có thể vào buổi sáng sớm với tờ báo còn thơm mùi mực in, trên chiếc ghế đẩu ngay tại lề đường. Có lúc, người Sài Gòn lại thức thật khuya nhấm nháp li cà phê bên một người bạn thân, ngắm sự tĩnh lặng đến kì lạ của phố xá lúc lên đèn.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Riêng với người Hà Nội, họ thường chỉ nhâm nhi li cà phê vào buổi sáng trong không khí se lạnh và vài tia nắng len lỏi qua tán cây. Người Hà Nội không ngồi quá lâu, nhưng điềm nhiên chẳng vội vã. Đối với họ, thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật, ẩn chứa câu chuyện dài cần kể. Có lúc người ta cũng hẹn bạn đi uống cà phê vào buổi tối nhưng thường là không quá khuya như người Sài Gòn bởi Hà Nội không phải là 1 thành phố không ngủ.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

5. Lí do để uống cà phê

Người Sài Gòn, hay của rất nhiều thành phố của miền Nam thường cà phê không nguyên cớ. Sau một đêm, người ta tìm đến nhau, làm đậm đặc lại đời sống, cố sôi động trở lại bầu không khí của từng ngày làm người, dù không có biến cố gì mới. Có lẽ vì vậy ở Sài Gòn người ta hay mua báo.

Thời sự và những gì chuyển động quanh cuộc đời mình là điều được xem, đặt ra, mổ xẻ, tranh cãi, cười… thậm chí cãi đến giận nhau rồi dăm ba bữa trở lại vòng quay thường nhật đó. Người Sài Gòn gọi nhau “cà phê nghe mày”, đôi khi chỉ là cái cách để ngồi gần nhau, nhìn nhau, thậm chí ngồi kế nhau và… làm thinh.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Người Hà Nội ngày nay thì dường như không có thói quen cà kê ở quán cóc vỉa hè như một thói quen nhìn phố. Khi gọi nhau cà phê, thì thường cần gặp nhau để nói chuyện gì đó, thăm hỏi, bàn việc làm ăn lớn nhỏ… Những câu chuyện được nghe từ quán cà phê vỉa hè Hà Nội cũng không ồn ào râm ran như Sài Gòn.

Báo thường ít bán được ở Hà Nội trong các tiệm cà phê, vì hầu như ai nấy cũng đã có chuyện để nói, để bàn. Thời sự thì đã nằm lòng từ đêm qua từ đài truyền hình hay phát thanh.

Li cà phê vỉa hè ở Hà Nội đậm hơn ở Sài Gòn và đến giọt cuối vẫn còn vị nguyên, khi người ta chia tay nhau ra về, mỗi người thường mang theo một câu chuyện của nhau để làm quà trong suy nghĩ. Người Hà Nội ít khi ngồi cà phê với nhau để lặng im nhìn đời sống.

bestie van hoa cafe Sai Gon - Ha Noi

Văn hóa cà phê tuỳ theo vùng miền luôn đa dạng và đầy sức sống phải không bạn.

Theo Bestie