Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Dưới đây là tiết lộ về những món đồ quen thuộc khiến bà nội trợ nào cũng tưởng vô hại nhưng thực ra chúng là những ổ vi khuẩn gây bệnh cho con người mỗi ngày. Cùng nhau điểm mặt những vật dụng đó nhé.

1. Miếng rửa chén

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Vi khuẩn thường sinh sôi rất nhanh trong miếng rửa chén. Bạn không thể ngăn ngừa vi khuẩn gây hại bằng cách rửa thông thường. Để diệt vi khuẩn, bạn hãy cho miếng rửa bát dưới vòi nước nóng hoặc ngâm chúng trong thuốc tẩy pha loãng vài phút trước khi giặt sạch lại bằng nước sạch.

2. Bếp ga

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Đừng bao giờ quên kiểm tra xem bạn đã tắt bếp ga trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà. Điều này sẽ giữ cho bạn và những người khác tránh khỏi nguy hiểm do khí ga và cháy nổ.

3. Máy xay thịt

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Hãy giữ các ngón tay của bạn tránh xa máy xay thịt. Có một dụng cụ đặc biệt để đẩy thịt vào máy xay nên bạn không cần sử dụng tay. Vì nếu bất cẩn thì tay bạn sẽ bị cuốn vào máy xay.

4. Hộp nhựa

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Để làm hộp nhựa dẻo, một số nhà sản xuất thêm các hóa chất đặc biệt, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tốt nhất là nên dùng đồ sành sứ, có chất lượng.

5. Bồn rửa chén

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Khi các cặn thức ăn bám trong chậu rửa quá lâu, đặc biệt là phần lọc rác, chúng sẽ tạo ra môi trường rất thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn gây tiêu chảy. Vì vậy, hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chậu rửa bát.

6. Dung dịch xịt phòng

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Bạn thường dùng xịt phòng để đánh bật mùi thức ăn cũng như giúp bếp thơm tho hơn. Tuy nhiên, nhiều loại xịt phòng có hóa chất có thể gây hại cho phổi cũng như sức khỏe.

Vì vậy, thay vì dùng xịt phòng, bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà bếp để tránh mùi thức ăn, hoặc có thể dùng các loại tinh dầu tự nhiên xịt vào góc phòng như tinh dầu chanh, sả...

7. Chảo chống dính

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Chảo chống dính chất lượng không tốt có thể gây độc. Vì vậy, trong trường hợp này, tốt hơn là sử dụng đồ nấu nướng uy tín được kiểm nghiệm.

8. Thớt

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Bạn nên dùng thớt để cắt đồ tươi sống và rau quả cũng như đồ chín riêng. Thịt sống có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Không dùng thớt đã bị nứt hoặc có nhiều vết xước bởi các vết nứt và vết xước sẽ tạo môi trường rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

9. Khăn lót nồi

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Khăn lót nồi là một trong những đồ bẩn nhất trong nhà bếp. Nó cũng là đồ dễ đưa vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm nhưng chúng ta thường ít để ý đến. Hãy chú ý giặt thường xuyên khăn lót nồi để đảm bảo vệ sinh cho các món ăn.

10. Ngăn rác của chậu rửa

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Đừng dùng tay để móc rách ở phần này, tốt hơn hết là bạn nên dùng bao tay hoặc vật gì đó để khều rác để tránh vi khuẩn xâm nhập qua tay đi vào cơ thể người.

11. Dao

Những vật dụng nhà bếp cực nguy hại sức khoẻ mà bạn bè không ngờ tới

Dao luôn phải sắc. Nếu dao không đủ sắc, có thể bị trượt khi bạn cố gắng cắt gì đó và làm đứt tay...

Có những đồ trong bếp quen thuộc đến mức chúng ta quên mất chúng thực sự bẩn và có hại thế nào. Qua bài viết này thì khi làm bếp, các bà nội trợ nên hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh, an toàn cho sức khỏe con người, nhất là đối với những vật dụng kể trên. 

Theo bestie

-----------------------

Xem thêm:

Cả gia đình bị ung thư và nỗi kinh hoàng từ vật dụng nhà bếp quen thuộc

Khó ai có thể tin tưởng được vật dụng quen thuộc này lại là nguyên nhân chính khiến tất cả thành viên trong một gia đình đều bị ung thư.

Ngày 26/11/2015, một chương trình về sức khỏe của Bắc Kinh đã khiến công chúng hoảng sợ khi hé lộ sự phát triển không thể kiểm soát của căn bệnh ung thư.

Có những gia đình 4 thành viên thì cả 4 người đều mắc bệnh ung thư. Người ta gọi chung tình trạng này là "gia đình ung thư".

Điều đáng kinh ngạc là tất cả thành viên trong những gia đình ung thư này đều không có thói quen xấu hay mắc bệnh di truyền gì liên quan đến ung thư.

Dựa trên nghiên cứu và điều tra của các chuyên gia, người ta phát hiện ra những gia đình ung thư này có một đặc điểm chung là đều có những thói quen sử dụng thớt gỗ giống hệt nhau.

Thớt gỗ là vật dụng không thể thiếu trong nhà bếp. Với độ dày, cứng mềm vừa phải, thớt gỗ cực kì thích hợp cho việc chặt thịt hoặc cắt các loại thực phẩm cứng.

Tuy nhiên khuyết điểm lớn nhất của thớt gỗ là khó chùi rửa, hút ẩm tốt, lâu khô. Để lâu ngày sẽ gây ra tình trạng ẩm mốc và trở thành môi trường phát triển thuận lợi cho các loại vi khuẩn nguy hiểm. 

ca-gia-dinh-bi-ung-thu-va-noi-kinh-hoang-tu-vat-dung-nha-bep-quen-thuoc

Khuyết điểm lớn nhất của thớt gỗ là khó chùi rửa, hút ẩm tốt, lâu khô. (Ảnh: meirihaowen)

Khi cắt hoặc chặt thức ăn trên thớt, những mảnh vụn sẽ bám lại trên mặt thớt. Lâu ngày những thứ này sẽ biến đổi thành các loại vi khuẩn nguy hiểm cho cơ thể. Trong đó độc tố nấm aflatoxin sinh ra từ nấm mốc được coi là nguy hiểm nhất. 

Aflatoxin tạo ra các ảnh hưởng về mặt hóa sinh lên tế bào dẫn đến gây quái thai, gây ung thư.

Aflatoxin cũng được coi là chất gây ung thư mạnh nhất, nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày thì chỉ 1 năm sau đó cơ thể con người sẽ xuất hiện các triệu chứng ung thư gan. 

Điều đáng chú ý là việc chùi rửa bình thường cũng không thể rửa sạch aflatoxin. Aflatoxin chịu được nhiệt độ rất cao lên đến hơn 280 độ C vì vậy biện pháp luộc nước sôi hoàn toàn vô dụng. 

Để phòng tránh bệnh tật, mọi người phải nắm được những phương pháp tẩy rửa khoa học nhất.

ca-gia-dinh-bi-ung-thu-va-noi-kinh-hoang-tu-vat-dung-nha-bep-quen-thuoc
(Ảnh: Internet)

1. Dùng giấm hoặc chanh: Sau khi cắt thịt cá, mùi hôi bám trên thớt rất khó chùi rửa. Chúng ta chỉ cần dùng giấm chua hoặc chanh để khử mùi hôi và tiệt trùng. Sau khi sử dụng, lấy dấm xoa lên mặt thớt, dùng khăn sạch lau mặt thớt vài lần mới rửa lại bằng nước sạch. Đặt thớt ở nơi khô ráo sạch sẽ là được.

2. Dùng muối: Nhúng thớt vào nước sạch rồi rải một lớp muối mỏng lên mặt thớt. Nửa tiếng sau mới rửa lại bằng nước sạch.

3. Dùng gừng: Sau khi rửa sạch thớt, dùng một miếng gừng nhỏ chà khắp mặt thớt. Rửa sạch bằng nước rồi chùi lại thêm 1 lần nữa. Cách này có thể khử sạch mùi hôi và diệt vi khuẩn trên mặt thớt.

4. Phơi nắng: Đây là biện pháp cực kì đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Sau khi làm vệ sinh thớt sạch sẽ, phơi thớt dưới ánh nắng mặt trời.

5. Phân loại thớt: Nếu có điều kiện thì nên mua nhiều loại thớt cho từng mục đích. Bao gồm thớt chặt, cắt thực phẩm sống/chín, thớt rau củ quả...

Theo Ngọc Minh (Ttvn)