Thói quen mua nhiều đồ chơi cho trẻ là cha mẹ đang tự 'giết' trí não của con

Theo một số chuyên gia Mỹ, cha mẹ không nên mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho trẻ hơn là lợi.

Quá nhiều đồ chơi khiến trẻ mất khả năng tập trung

Cụ thể, theo một nghiên cứu mới của Đại học Toledo (ở Ohio, Mỹ), những đứa trẻ có quá nhiều đồ chơi dễ trở nên lơ đãng, không có khả năng tập trung cao và không có được nhiều giây phút vui chơi thú vị.

The Telegraph đã đăng kết quả nghiên cứu này. Nghiên cứu này được thực hiện ở 36 trẻ nhỏ ở độ tuổi biết đi. Những đứa trẻ này được mời vào hai phòng, trong đó một phòng chứa 4 đồ chơi và phòng còn lại chứa 16 đồ chơi. Chúng được cho chơi trong nửa tiếng đồng hồ.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng các bạn nhỏ được chơi trong phòng có bốn đồ chơi rất sáng tạo. Chúng suy nghĩ nhiều cách thức chơi khác nhau với bốn món đồ chơi đó.

Thói quen mua nhiều đồ chơi cho trẻ là cha mẹ đang tự 'giết' trí não của con

Cha mẹ không nên mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi. Ảnh minh họa 

Còn những trẻ trong phòng có 16 đồ chơi dường như không tập trung chơi, chúng bị phân tâm vì không biết lựa chọn cái gì để chơi. Chúng chỉ chơi với món đồ chơi này một chút rồi đến món đồ chơi kia một chút. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo của trẻ.

Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học khuyên cha mẹ, các trường và các cô giữ trẻ chỉ nên cho trẻ một vài món đồ chơi và luân phiên nhau để khuyến khích trẻ trở nên sáng tạo hơn và cải thiện được sự tập trung của trẻ.

TS Carly Dauch, người dẫn đầu nghiên cứu, nói với Tạp chí Phát triển và Hành vi Ứng xử của Trẻ: “Trong độ tuổi biết đi, trẻ đang phát triển khả năng kiểm soát sự tập trung. Trẻ có quá nhiều đồ chơi, dẫn đến trẻ không thể tập trung chơi, TS Dauch cho biết thêm.

Khi nhiều đồ chơi sẽ giới hạn khả năng sáng tạo của trẻ

Thực tế cho thấy khi trẻ có ít đồ chơi thì trẻ sẽ phát huy khả năng sáng tạo để khám phá và tận dụng món đồ chơi đó. Khi có nhiều đồ chơi thì chưa chơi xong trẻ đã chán rồi. Trẻ sẽ không thể phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Đồ chơi quá nhiều còn khiến trẻ trở nên ích kỉ

Nếu có ít đồ chơi, trẻ sẽ mang đi chia sẻ với bạn bè để chơi chung. Nhưng khi có nhiều đồ chơi, trẻ sẽ sinh ra tính tự kiêu, tính toán hơn thua và không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với các bạn có ít đồ chơi hơn. Bố mẹ nghĩ đồ chơi chỉ đơn giản là món đồ bình thường. Nhưng với trẻ nhỏ, đó là tài sản và đồ chơi sẽ có ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Giống như việc chúng ra sức bảo vệ tài sản của mình.

Thói quen mua nhiều đồ chơi cho trẻ là cha mẹ đang tự 'giết' trí não của con

Nhiều đồ chơi trẻ sẽ ích kỷ không muốn chia sẻ với bất cứ ai. Ảnh minh họa 

Hao tổn kinh tế khi thích là cha mẹ 'rước' đồ chơi về cho con

Tác hại đầu tiên khi mua quá nhiều đồ chơi cho con là hao tốn tiền bạc. Đồ chơi ngày nay khá đắt đỏ và có những loại đồ chơi đi theo bộ sưu tập. Nên khi mua một món, bố mẹ lại tiếp tục phải mua nhiều món khác. Một gia đình trung bình chi 2,5 đến 5 triệu tiền đồ chơi cho một đứa trẻ 5 tuổi trong vòng 1 năm chưa kể những món đắt tiền như xe, đàn, thiết bị điện tử… Nếu cắt giảm tiền mua đồ chơi cho con và lập một cuốn sổ tiết kiệm cho khoản học phí của con sau này sẽ hữu ích hơn rất nhiều.

Làm gì khi con có quá nhiều đồ chơi?

Nếu đã chót mua quá nhiều đồ chơi cho con. Bố mẹ hãy dành thời gian ngồi lọc những món đồ chơi của con. Phân loại đồ chơi phù hợp với từng độ tuổi, khả năng và sở thích của con. Nếu con đã lớn thì những trò chơi như xúc xắc, bóng… không còn cần thiết nữa. Hoặc những đồ chơi trẻ chưa chơi được như cờ, rubik, đàn… có thể cất đi để dành. Phân loại đồ chơi cho con giúp bố mẹ bước đầu “thanh lọc” và “xử lý” những đồ chơi không còn cần thiết nữa.

Có nhiều bố mẹ sau khi chi khá nhiều tiền mua đồ chơi cho con sẽ thấy tiếc nếu phải đem cho những món đồ này. Nhưng đây là một việc làm cần thiết. Không chỉ giúp con “dọn bớt” những đồ chơi không dùng đến nữa. Vừa giúp những đứa trẻ khác có đồ chơi. Quan trọng nhất là bố mẹ đã dạy con được bài học về sự giúp đỡ và sẻ chia.

Đến một độ tuổi nào đó, thường từ 5 - 7 tuổi. Khi trẻ đã biết khái niệm về tiền tiêu vặt và tiền tiết kiệm, bố mẹ nên để con tự tiết kiệm tiền và mua đồ chơi. Khi trẻ tự bỏ tiền mua món đồ chơi mà mình thích trẻ sẽ học được cách quản lý tài chính, học cách đặt ra mục tiêu và thực hiện. Cũng như biết trân trọng món đồ chơi của riêng mình.

Theo VietQ