Thường xuyên sử dụng chất tẩy rửa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi chết người

Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng các chất tẩy rửa bồn cầu và các chất tẩy rửa thông thường khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi chết người cao hơn.

Sau khi nghiên cứu tỷ lệ mặc bệnh của hơn 55.000 y tá ở Mỹ , các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng các chất tẩy rửa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cao hơn.

Nghiên cứu kéo dài 30 năm của Đại học Harvard và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia (Inserm) cho thấy những người sử dụng sản phẩm tẩy rửa chỉ một tuần một lần cũng làm tăng 32% nguy cơ mắc bệnh này.

COPD, có ảnh hưởng đến khoảng 1,2 triệu người ở Anh, là căn bệnh bao gồm một nhóm các tình trạng phổi như khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính gây khó khăn trong việc đưa không khí ra vào phổi do đường hô hấp bị thu hẹp. Gần 25.000 người mỗi năm chết vì bệnh ở Anh, đây là tỷ lệ tử vong cao thứ ba ở châu Âu.

Việc sử dụng chất khử trùng trước đây có liên quan đến nguy cơ mắc các chứng hô hấp như hen. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này là lần đầu tiên xác định được mối liên quan giữa COPD và các hóa chất làm sạch cụ thể gọi là các hợp chất amoni bậc bốn (quats).

 Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng các chất tẩy rửa có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh phổi cao hơn

Nhà nghiên cứu ở Inserm, Orianne Dumas, nhận định: "Tác động bất lợi tiềm ẩn của việc tiếp xúc với chất tẩy rửa trên COPD ít nhận được sự quan tâm, mặc dù hai nghiên cứu gần đây ở các cộng đồng châu Âu cho thấy “sạch sẽ quá” làm gia tăng nguy cơ mắc COPD.”

Orianne Dumas cũng nói thêm: “Chúng tôi là những người đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa các chất khử trùng và COPD ở những nhân viên chăm sóc sức khoẻ từ đó tạo cơ sở cho nghiên cứu về mối quan hệ này.” 

Mặc dù cho đến nay việc sử dụng thuốc tẩy hàng ngày không có hướng dẫn cụ thể nhằm giảm thiểu ảnh hưởng cho sức khoẻ, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng điều này sẽ sớm được nghiên cứu.

Dumas nói: "Nguy cơ gây ra bệnh COPD của một số chất khử trùng, như thuốc tẩy và quats, thường được sử dụng trong các hộ gia đình là không rõ ràng. Các nghiên cứu trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh suyễn và việc tiếp xúc với các sản phẩm làm sạch cũng như các chất khử trùng ở nhà, như chất tẩy và thuốc xịt, vì vậy điều quan trọng là cần phải điều tra thêm”.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu về y tá nữ của Hoa Kỳ được thưc hiện bởi Harvard  vào năm 1989. Năm 2009, họ đã xem xét và theo dõi những y tá vẫn còn làm việc và không có tiền sử COPD cho đến tháng 5 năm nay. Trong khoảng thời gian đó, 663 người được chẩn đoán mắc bệnh COPD.

Mức độ tiếp xúc của các y tá với các chất tẩy rửa được đánh giá thông qua bảng câu hỏi và các yếu tố khác mà có thể sẽ làm sai lệch kết quả, như tuổi tác, cân nặng và dân tộc của các đối tượng, được tính đến.

Vào hôm thứ hai (11.9), Dumas cho biết cuộc họp của Đại hội Quốc tế về hô hấp của châu Âu tại Milan đã thảo luận về các công việc liên quan đến việc tiếp xúc với chất tẩy rửa, như làm sạch bề mặt, cũng như các hóa chất cụ thể trong các chất tẩy rửa, có khả năng gia tăng 22-32% nguy cơ phát triển bệnh.

Dumas sẽ nói: "Chúng tôi thấy rằng các y tá sử dụng chất khử trùng để làm sạch bề mặt thường xuyên, ít nhất mỗi tuần một lần, có 22% nguy cơ phát triển bệnh COPD ... Có một gợi ý về mối liên hệ với việc sử dụng chất tẩy rửa hàng tuần để làm sạch dụng cụ nhưng điều này không có ý nghĩa thống kê. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 37% y tá sử dụng chất khử trùng để làm sạch bề mặt hàng tuần và 19% sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch dụng cụ y tế hàng tuần."

Các nhà nghiên cứu cũng cho biêt thêm những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải có hướng dẫn làm sạch và khử trùng trong các cơ sở y tế như bệnh viện để được cập nhật để xem xét rủi ro sức khoẻ nghề nghiệp.

An Nhiên

Theo VietQ