TP.HCM: 4 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc bị đề nghị tước giấy phép hoạt động

Từ 17 phòng khám, đến nay tại TP.HCM chỉ còn 9 cơ sở có đăng ký bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh.

Theo Thanh tra Sở Y tế TP HCM, đơn vị này vừa xử lý vi phạm tại các phòng khám đa khoa có bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh trên địa bàn.

Kế quả cho thấy, thấy từ 17 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc tham gia khám chữa bệnh, đến nay TP.HCM chỉ còn 9 phòng khám đa khoa có đăng ký bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh. Cũng qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện các cơ sở trên có nhiều vi phạm khi hoạt động.

TP.HCM: 4 phòng khám có bác sĩ Trung Quốc bị đề nghị tước giấy phép hoạt động

Từ 17 phòng khám, đến nay tại TP.HCM chỉ còn 9 cơ sở có đăng ký bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh.

Cụ thể, các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc khám chữa bệnh vi phạm chủ yếu các lỗi như: Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan thẩm quyền xác nhận nội dung; Không lập hoặc lập sổ khám, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ; Hồ sơ bệnh án không ghi chép đúng qui định; Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động; Không công khai giá thuốc tại nhà thuốc phòng khám; Cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn…

Với các lỗi vi phạm trên, các phòng khám này đã xử phạt hành chính hơn 700 triệu đồng. Ngoài ra, Thanh tra Sở Y tế, cũng đề xuất lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép hoạt động có thời hạn đối với 4 phòng khám.

Các phòng khám bị đề xuất tước giấy phép gồm: Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Elizabeth; Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ y tế Nguyễn Trãi; Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ y tế Thế Giới và Công ty TNHH Phòng khám đa khoa 3 tháng 2.

Ngoài ra, cơ quan chức năng yêu cầu 4 phòng khám khác tạm dừng hoạt động một số khoa để củng cố, thẩm định lại các điều kiện. Cụ thể: Phòng khám đa khoa Đại Đông tạm dừng khoa Sản; Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tạm dừng khoa Ngoại; phòng khám đa khoa Âu Á tạm dừng khoa Ngoại, chẩn đoán hình ảnh và phòng khám đa khoa Thăng Long tạm dừng khoa Ngoại, khoa Sản.

Các phòng khám phải gửi về Sở Y tế TP.HCM bảng giá của tất cả dịch vụ để được xem xét và niêm yết công khai trên cổng thông tin của sở.

Danh sách 9 phòng khám có có BS Trung Quốc đăng ký khám chữa bệnh hoạt gồm:

-Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Elizabeth

-Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Hoàn Cầu

-Công ty TNHH Phòng khám đa khoa 3 tháng 2

-Công ty TNHH Dịch vụ Y tế MA YO

-Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Y tế Thái Bình Dương

-Công ty TNHH MTV Dịch vụ Y tế Nguyễn Trãi

-Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Y tế Thế Giới

-Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Y tế Thăng Long

-Công ty TNHH Phòng khám đa khoa Đại Đông

Theo GiaDinh

*Xem thêm:

Phòng khám Trung Quốc dùng chiêu "thoát xác" thay tên, đổi chủ sau khi bị tố "móc túi" bệnh nhân

Sau khi bị tố "móc túi" bệnh nhân, Phòng khám Baylor đã xuất hiện với tên gọi mới là Phòng khám đa khoa Royal.

Ngày 9/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã đến kiểm tra Phòng khám (PK) đa khoa Royal ở 202 Tô Hiến Thành (P15, Q.10) để yêu cầu PK này dừng hoạt động khám, chữa bệnh và che chắn biển hiệu.

Trước đây, Sở Y tế cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh Công ty TNHH đầu tư y tế Đông Á với tên gọi: Phòng khám đa khoa. Tuy nhiên, PK tự gán tên là Baylor. Sau khi Thanh tra lật tẩy chiêu trò móc túi người bệnh của các PK có bác sĩ TQ nói chung, PK Baylor cũng dính nhiều sai phạm (hoạt động quá phạm vi chuyên môn cho phép, thu giá cao hơn giá niêm yết và bị phạt 128 triệu đồng) thì ngày 16/10 PK Baylor thông báo tạm ngưng hoạt động và tiến hành đổi chủ đầu tư.

Phòng khám Trung Quốc dùng chiêu

PK Royal mới “thoát xác” từ PK Baylor. Ảnh: báo Thanh Niên

Tuy nhiên, đến ngày 19/10, PK lại thông báo cho Sở Y tế là sẽ hoạt động trở lại. Tuy nhiên, Sở Y tế ngỡ ngàng khi PK trưng lên biển hiệu với tên gọi mới là PK đa khoa Royal, trưng biển hiệu “hợp tác với Cục Phát triển Bộ Quốc phòng Quân đội hoàng gia C.”.

Liên quan đến các PK Trung Quốc, mới đây, Sở Y tế TP HCM vừa nêu tên 17 phòng khám Trung Quốc thường để xảy ra sai phạm với kịch bản tương tự nhau. Cụ thể, ban đầu bệnh nhân khi liên hệ đến thì được quảng cáo, tư vấn xét nghiệm, chữa bệnh với chi phí rất rẻ, nhưng khi bệnh nhân được thực hiện thủ thuật nhân viên các phòng khám này đã tìm cách "vẽ bệnh" với chi phí đội lên rất nhiều lần.

Theo doisongphapluat