Trùm chăn rau thịt cá vẫn tự chuyển tới tận nhà khỏi lo mưa rét

Thanh toán thông minh trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, nó giúp cho việc đi chợ không phải đội nắng, mưa hay trong những ngày rét buốt này vẫn có thể trùm chăn mua rau, thịt, cá và có người chuyển tới tận nhà.

“trum chan” rau thit ca van tu chuyen toi tan nha khoi lo mua ret hinh anh 1

“Trùm chăn” rau thịt vẫ tự chuyển tới tận nhà khỏi lo mưa rét, không cần phải tới tận siêu thị (Ảnh" IT)

 "Trùm chăn" vẫn đi chợ chu tất

Trong mấy ngày nay, Hà Nội đang rất rét nên nhiều người ngại mỗi khi có việc phải đi ra đường. Tỉnh dậy vào ngày chủ nhật đã là 9h sáng, anh Nguyễn Văn Tuyên ở Hai Bà Trưng (Hà Nội) bất ngờ khi thấy rau, thịt, cá và đầy đủ các nhu yếu phẩm được nhân viên siêu thị đem tới tận cửa.

Điều càng khiến anh ngạc nhiêu là toàn bộ hàng hóa đã được tính tiền. Hỏi lại vợ, anh Tuyên mới biết, ngay từ lúc vẫn còn đang trùm chăn cùng anh ở trên giường, vợ anh đã lướt điện thoại để “đi chợ” và cũng chỉ với thao tác trên điện thoại, vợ anh đã tính tiền đầy đủ cho siêu thị.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), ở thời kỳ được ví là cách mạng 4.0 thì số người tiêu dùng thông minh ngày càng tăng. Theo vị lãnh đạo này, cứ ở đâu có tiêu dùng thì đằng sau đó phải có thanh toán và các loại hình thanh toán thông minh ngày càng phát triển mạnh ở nước ta.

Một hình ảnh mới đây đang được người dân quan tâm chính là câu chuyện start-up xe đạp dùng chung Mingbike ở thành phố Quảng Châu dường như đã phá sản sau khi nhiều khách hàng không thể đòi lại số tiền đặt cọc 199 nhân dân tệ (30 USD). Truyền thông Trung Quốc cho biết, Mingbike đã sa thải 99% nhân viên. Nhiều nhân viên cũng phàn nàn trên mạng xã hội rằng công ty này vẫn nợ lương họ nhiều tháng.

Chúng tôi không nói tới nguyên nhân vì sao mô hình này có nguy cơ thất bại nhưng đây cũng chính là mô hình nhiều người biết đến với hình thức xe đạp dùng chung Mingbike ở Trung Quốc đã được sử dụng hình thức thanh toán thông minh. Khách hàng chỉ cần dùng điện thoại quẹt vào mã vạch trên xe đạp là xe tự mở khóa và khi không cần dùng thì chỉ cần đỗ lại ven đường.

“trum chan” rau thit ca van tu chuyen toi tan nha khoi lo mua ret hinh anh 2

Mô hình xe đạp dùng chung Mingbike ở Trung Quốc đã được sử dụng hình thức thanh toán thông minh (Ảnh: IT)

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dịch vụ thanh toán sẽ ngày càng hiện đại hơn và giúp cho người tiêu dùng có thể mua bất cứ thứ gì ở các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại… qua internet mà không cần phải đến trực tiếp.

Một số các hình thức thanh toán thông minh hiện nay đang phổ biến phải kể tới thanh toán thông qua một ví điện tử trung gian với những tên tuổi phổ biến là AirPay và Momo.

Hay thanh toán tích hợp các công nghệ vào thiết bị di động với những các tên như Samsung Pay, Apple Pay hay Android Pay…người tiêu dùng thay vì quẹt thẻ, chỉ cần thao tác trên điện thoại do mã thẻ tín dụng đã được mã hóa vào chiếc điện thoại smarphone. Và chắc chắn, trong tương lai các hình thức thanh toán sẽ còn tiếp tục phát triển thông minh hơn để phục vụ người tiêu dùng.

“trum chan” rau thit ca van tu chuyen toi tan nha khoi lo mua ret hinh anh 3

Tiêu dùng thông minh còn tiềm năng rất lớn, nếu các doanh nghiệp trong nước không quyết tâm sẽ bị nước ngoài chiếm hết thị phần (Ảnh: IT)

“Miếng bánh ngọt” có thể vào tay nước ngoài

Ở Việt Nam, một trong những đơn vị đang phát triển rất mạnh những dịch vụ thanh toán thông minh này phải kể tới “ông lớn” trong ngành viễn thông là Viettel với các dịch vụ như: thanh toán cước thuê bao di động. thanh toán cước Internet, truyền hình, thanh toán cước PSTN, IPPhone, thanh toán cước Leasedline, thanh toán cước Homephone, bảo hiểm…

Theo kết quả khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), năm 2015, doanh số thương mại điện tử theo hình thức thanh toán thông minh đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng 37% so với năm trước, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo một lãnh đạo Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), hiện các dịch vụ thanh toán thông minh ở Việt Nam đã và đang phát triển rất nhanh do những người có xu hướng thanh toán thông minh ngày càng tăng. “Việt Nam có gần 100 triệu dân nhưng theo thống kê mới chỉ có khoảng 7% dân số đã biết và sử dụng đến các dịch vụ thanh toán thông minh. Trong khi, đằng sau những giao dịch trao đổi hàng hóa là thanh toán nên tiềm năng ở mảng này là còn rất lớn”, vị lãnh đạo này cho biết.

Cũng theo lãnh đạo của Vụ thanh toán, hiện Việt Nam đã có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thanh toán thông minh, trong đó doanh nghiệp trong nước phải kể tới Vietltel, FPT…

Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng tiếc lộ, vẫn có những doanh nghiệp mới chỉ ở mức hòa vốn, thậm chí còn lỗ, chỉ ít doanh nghiệp có lợi nhuận ở trong lĩnh vực này và khi đã có lợi nhuận, có khách hàng thân thiết thì lợi nhuận cũng gia tăng rất nhanh. “Miếng bánh béo bở này nếu doanh nghiệp trong nước không cố gắng thì doanh nghiệp của nước ngoài cũng sẽ chiếm mất”, vị lãnh đạo này cho biết.

Có thể thấy, “cuộc đua” của các đơn vị thanh toán trung gian thực chất là cạnh tranh về nguồn vốn và phải có tiềm lực dài hơi để tạo cho người tiêu dung có thói quen và trở thành khách hàng thân thiết của hệ thống thanh toán do mình tạo ra.

Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực này, ngoài đòi hỏi có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tốt, các nhà đầu tư phải có số vốn lên tới hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn tỷ đồng để duy trì hệ thống bằng sức bền nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin và sự lựa chọn tới sản phẩm, dịch vụ thanh toán của mình.

Tất nhiên, khi xã hội ngày càng phát triển, còn tới hơn 90% dân số tiếp tục chuyển sang tiêu dùng thông minh thay vì sử dụng tiền mặt như hiện nay thì đúng là tiềm năng của lĩnh vực này đang còn rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư vào “miếng bánh ngọt” này.

Theo DanViet