Vì sao gia đình bạn dù chật hẹp thế nào cũng nên trồng cây hẹ?

Đây chính là lý do vì sao gia đình nào dù đất chật hay rộng cũng nên trồng cây hẹ - tìm hiểu ngay để cả nhà luôn khỏe mạnh.

Theo Đông y, cây rau hẹ có tác dụng làm thuốc cụ thể, lá hẹ để sống có tính nhiệt, nấu chín thì ôn, vị cay; vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,…

Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.

Vì sao gia đình bạn dù chật hẹp thế nào cũng nên trồng cây hẹ?

Còn theo Tây y, hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Chất odorin trong loại rau này là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Giàu dinh dưỡng, giúp phòng chống bệnh tật

Trong sách Bản thảo thập di viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Còn các bác sĩ đông y thì cho rằng, lá hẹ có thể sử dụng như một loại thực phẩm để ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B và khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt.

Hẹ cũng chứa nhiều vitamin K - loại vitamin chịu trách nhiệm cho sức khỏe xương của bạn. Sự khử khoáng xương được ngăn chặn đáng kể bằng việc ăn hẹ thường xuyên. Đặc biệt phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới nên thường xuyên ăn hẹ sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp xương chắc khỏe.

Hẹ là nguồn chứa chất flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Những chất này giúp chống lại các gốc tự do và ngăn chặn chúng phát triển. Vì vậy, ăn hẹ có thể phòng ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày.

Hẹ nhiều dưỡng chất có lợi nhưng lại rất ít calories , do vậy việc bổ sung hẹ vào các bữa ăn hàng ngày còn giúp bạn giảm cân mà cơ thể vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

100g hẹ tươi chỉ chứa 30 calories nhưng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chứa chất xơ, vitamin, canxi và khoáng chất bổ dưỡng cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể.

Vì sao gia đình bạn dù chật hẹp thế nào cũng nên trồng cây hẹ?

Giúp hạ huyết áp và cholesterol

Cũng giống như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có "trách nhiệm" làm giảm huyết áp và hạn chế tốc độ sản xuất cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, nó cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm nên tiêu thụ hẹ cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm trong đường ruột đảm bảo rằng các chức năng hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.

Ngăn chặn táo bón

Hẹ rất giàu chất xơ và điều này có nghĩa là nó cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi. Trong quá trình tiêu hóa hẹ, chất xơ hình thành trong ruột giúp việc đào thải chất thải tốt hơn, hạn chế nguy cơ táo bón rất tốt.

Giúp ngăn ngừa ung thư

Hẹ là một nguồn tự nhiên của chất flavonoid và lưu huỳnh có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Các chất này có thể "chiến đấu" chống lại các gốc tự do và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày ...

Chống lại các vấn đề về da

Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấ, vì vậy, nó đặc biệt tốt cho làn da của bạn và giảm nguy cơ bi nhiễm trùng da hoặc các bệnh về da khác. Nếu bị vết bầm tím trên da, bạn cũng có thể đắp lá hẹ để giảm tình trạng này.

Lá hẹ có thể dùng chế biến trong nhiều món ăn. (Ảnh minh họa)

Lá hẹ có thể dùng chế biến trong nhiều món ăn. (Ảnh minh họa)

Tham khảo 2 cách trồng cây hẹ bằng hạt hoặc bằng củ dưới đây:

Trồng hẹ bằng hạt:

Kiểu trồng này đòi hỏi đất mặt phải tươi mịn. Hạt cây hẹ trước khi gieo nên xử lý bằng cách ngâm vào nước ấm 35-37 độ C (hoặc pha nước theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong 4-5 giờ). Sau khi gieo rải nhẹ một lớp đất mặt, ủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên, tưới đủ ẩm.

Sau khi cây hẹ mọc 5-10 ngày nên bón thêm urê. Khi cây hẹ cao 10-15cm thì nhổ mang đi trồng. Đất trồng lúc này cần bón lót hay thêm phân trùn quế vào đất.

Trồng hẹ bằng củ: 

Chọn kỹ các nhánh củ khỏe, chuẩn bị đất trồng tơi xốp cho vào trong chậu nhựa hay thùng xốp rộng. Trộn thêm phân trùn quế để tăng dinh dưỡng cho đất giúp cây sinh trưởng tốt.

Trồng từng nhánh hẹ vào đất cách nhau 8-10cm, lấp đất vừa kín nhánh, dùng tay ấn đất cho chặt, sau đó phủ rơm rạ mục, tưới nước. Sau 5-7 ngày nhánh hẹ mọc mầm.

Chăm sóc và thu hoạch:

Trong quá trình chăm sóc nên chú ý nhổ tỉa cây mọc quá dày trồng dặm vào chỗ thưa.Thường xuyên xới xáo đất, vun nhẹ gốc và nhổ cỏ

Cây hẹ có thể trồng quanh năm, miễn là bạn áp dụng các kỹ thuật trồng đúng cách. Cây hẹ có khả năng tái sinh cao nên có thể cắt lá để dùng, chừa lại 2-3cm cách mặt đất, tưới phân thúc cây hẹ phát triển lá và củ.

Cát Trí (tổng hợp) - Baoventd.com

---

Xem thêm:

+ Video: Du lịch và Ẩm thực

Nguồn: Baoventd Youtube Channel