Zika có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng thông thường

Nếu người bình thường ngồi lên chiếc ghế mà người nhiễm virus Zika đã ngồi lên một vài tiếng trước đó thì người kia có khả năng cũng sẽ bị lây nhiễm loại virus nguy hiểm này.

Virus Zika là dịch bệnh nguy hiểm, nó có thể gây ra những khuyết tật về não nghiêm trọng ở bào thai và trẻ nhỏ. Theo một công bố gần đây, loại virus này ó thể dễ dàng lây lan dù đã sống bên ngoài vật chủ nhiều giờ liền. Nhưng tin tốt là bạn có thể dễ dàng giết chết chúng bằng những hóa chất gia dụng phổ biến.  

Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu các giải pháp y tế RMC kết hợp cùng phòng thí nghiệm Microbac. Các nhà khoa học cũng đã thí nghiệm một số hóa chất tẩy rửa thông thường như isopropyl, thuốc tẩy pha loãng, amoni bậc bốn (rượu), axit peracetic và các dung dịch có chứa từ pH 4 đến pH 10 nhằm xem xét chúng có hiệu quả như thế nào trong việc tiêu diệt virus Zika.

Các chất tẩy rửa hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt virus Zika tồn tại trên bề mặt rắn là rượu isopropyl, amoni bậc bốn, thuốc tẩy pha loãng và axit peracetic. Các dung dịch có độ pH 4 đến pH 10 là những phương pháp không mang lại mấy hiệu quả.

Zika có thể tồn tại trên bề mặt vật dụng thông thường

Virus Zika có thể lây lan qua muỗi, nước mắt. Giờ đây nó có thể tồn tại ngay cả trên bề mặt cứng trong suốt 8 giờ. Nguồn ảnh: gettyimage

"Zika có thể tồn tại trên bề mặt cứng, không mềm xốp trong vòng 8 tiếng và nó có thể tồn tại lâu hơn nếu môi trường đó có dính máu”, theo lời của bác sĩ S. Steve Chu, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu và là giám đốc của Phòng thí nghiệm  MicroBioTest, một đơn vị trực thuộc Microbac.

Zika thường lây lan nhờ muỗi mang bệnh, cũng như trực tiếp từ người bệnh sang người thường. Việc nhiễm bệnh từ môi trường là rất hiếm, mặc dù đã có ít nhất một trường hợp ghi nhận về tình trạng người bị nhiễm virus do tiếp xúc với dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

Theo thống kê của các cơ sở y tế trên toàn quốc, tính đến chiều 19/11, Việt Nam có 65 trường hợp nhiễm virus Zika. Trong đó TP.HCM vẫn là địa phương có nhiều ca nhiễm bệnh nhất, 57 người mắc. Các trường hợp nhiễm bệnh trải dài trên 15/24 quận huyện trên địa bàn.

Thời gian ủ bệnh Zika trong khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.

Những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng nhiễm virus Zika bao gồm:

- Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

- Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược.

- Một số ít bệnh nhân có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

Theo khám phá