Biển Đông: Mỹ cảnh báo khả năng TQ dùng vũ lực với Đài Loan

Tình hình Biển Đông: Hoạt động cải tạo đảo, đá (phi pháp) ở Biển Đông cũng giúp cho TQ có khả năng chiếm đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa.

Quân đội Đài Loan

Trong một bản báo cáo bất thường đệ trình lên Quốc Hội Mỹ, Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã thay đổi lập trường của mình về khả năng sử dụng vũ lực tấn công chống Đài Loan bất chấp những mối quan hệ đã được cải thiện giữa hai bờ.

Báo cáo của quân đội Mỹ cũng nhấn mạnh rằng ngân sách giành cho quốc phòng đã tăng cao gấp 10 lần chi tiêu cho quân đội của Đài Loan đồng thời Bắc Kinh liên tục gia tăng các hoạt động san lấp, cải tạo đảo, đá trên Biển Đông.

Bản đánh giá cũng đã chỉ ra rằng nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để can thiệp vào một bên thứ ba nào đó (Mỹ-PV) có ý định giúp đỡ Đài Loan hoặc ép chính quyền hòn đảo từ bỏ nguyện vọng độc lập, quay trở lại thống nhất với Trung Quốc.

Trong năm nay, các quan chức quốc phòng Mỹ cũng đã quyết định làm nổi bật thực tế mất cân bằng sức mạnh quân sự đồng thời phản ánh tính bức thiết để giải quyết vấn đề này.

"Sức mạnh hải, lục, không quân và tên lửa của PLA đã tăng đáng kế, có thể dùng vũ lực để thống trị khu vực trong thời bình và cạnh tranh với ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ trong một cuộc xung đột cấp khu vực".

Báo cáo của quân đội Mỹ cũng chỉ ra rằng thực tế này cũng làm cho tính phức tạp khi Mỹ can thiệp vào các cuộc xung đột tiềm tàng ở eo biển này gia tăng. Đối mặt với sự tăng trưởng nhanh chóng của quân đội Trung Quốc, Washington có thể sẽ giảm đi khả năng sẵn sàng can thiệp quân sự giúp đỡ hòn đảo.

Quân đội Mỹ nhấn mạnh rằng Đài Loan cần thiết phải dựa vào chính mình trong tương lai, đặc biệt la khi Đảng dân chủ tiến bộ (DPP) có thể thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống cũng như các cơ quan lập pháp vào năm 2016.

Quân đội Mỹ có thể sẽ miễn cưỡng khi can thiệp quân sự nếu Bắc Kinh khiêu khích đảng DPP, quyết định dùng vũ lực giải quyết vấn đề Đài Loan.

Quân đội Đài Loan

Báo cáo của quân đội Mỹ chi ra rằng chi tiêu dành cho quân sự của Đài Loan đã giảm 2% so với GDP của hòn đảo.

Kể từ năm 2008, chính quyền Mỹ đã thể hiện sự không hài lòng về việc chi tiêu quân sự của Đài Loan giảm đáng kể, không đúng như hứa hẹn của Tổng thống Mã Anh Cửu nhằm duy trì mức tăng ngân sách dành cho quân đội luôn ở mức > 3%.

Về hoạt động cải tạo đảo, đá của TQ trên Biển Đông, Mỹ cho biết, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng trên 5 địa điểm khác nhau trên khu vực quần đảo Trường Sa và có thể sử dụng chúng vào mụcđích thiết lập các cảng kiểm soát, sân bay quân sự và đảm bảo hậu cần cho Hải quân PLA.

Những nỗ lực của Bắc Kinh được phía Mỹ cho là đã làm thay đổi hiện trạng các tranh chấp lãnh thổ, có thể được TQ dùng để chuẩn bị thiết lập một khu vực nhận đạng phòng không ở Biển Đông.

Hoạt động cải tạo đảo, đá (phi pháp) ở Biển Đông cũng giúp cho Trung Quốc có khả năng chiếm đảo Ba Bình (do Đài Loan đang kiểm soát) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trong một cuộc xung đột tiềm tàng ở khu vực.

Đối diện với các nguy cơ này, Đài Loan được Mỹ đánh giá là không có khả năng đưa ra những cảnh báo nghiêm túc.

Theo Hòa Bình (NĐT)