Các loại rau, củ kết hợp với nhau dễ gây ngộ độc

Cà rốt, của cải, dưa chuột.... những loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm khi kết hợp với nhau “vô tình” sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn.

Dưới đây là một số loại rau củ, quả không nên kết hợp với nhau để tránh bị ngộ độc.

Củ cải trắng kỵ lê, táo, nho, cà rốt, mộc nhĩ đen: Củ cải trắng chứa nhiều axit cianogen lưu huỳnh. Còn lê, táo nho, chứa nhiều ceton đồng. Khi ăn chung các chất trong trái cây sẽ phản ứng với chất trong củ cải trắng, hậu quả là người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bị bệnh bướu cổ.

Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ bị phá hủy các thành phần dinh dưỡng.

Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.

Dưa chuột kỵ cà chua: Theo thói quen, nhiều người thường ăn sống dưa chuột cùng cà chua. Nhưng các nhà dinh dưỡng cho biết, trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Bởi vậy khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Các loại rau, củ kết hợp với nhau dễ gây ngộ độc
Để bữa ăn gia đình đảm bảo sức khỏe thì lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ.

Bí rợ kỵ cải thìa: Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, trong khi cải thìa có nhiều vitamin C. Khi ăn chung bí rợ với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa suy giảm.

Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: Do cà chua chứa nhiều chất toan, nếu ăn cùng với khoai lang, vào dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Rau dền kỵ quả lê: Trên thực tế nếu ăn cùng một bữa rau dền và quả lê sẽ bị nôn, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra tùy từng vùng miền, kinh nghiệm dân gian, nhân dân ta còn nhiều kinh nghiệm về các món ăn kỵ nhau.

Để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chọn thực phẩm là điều không thể coi nhẹ. Một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người trong chúng ta không để ý đến.

Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp.

Hậu quả của sự phối hợp không hợp lý các thức ăn sẽ trở thành gánh nặng đối với cơ thể. Khi gánh nặng đó vượt quá khả năng tự điều chỉnh, cơ thể sẽ bị trúng độc.

Vũ Minh (phapluatplus)