Cách đơn giản giúp loại bỏ độc tố trong khoai

Các loại khoai như khoai tây, sắn, khoai lang... thường có nhiều độc tố ạ. Nên mọi người lưu ý chế biến khoai theo những cách sau đây nhé.  

Khoai tây mọc mầm

Cẩn thận khi chọn, tránh những củ đã mọc mầm vì quanh những mầm này có chứa chất độc sôlamin, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón… Dùng dao khoét thật sâu và bỏ hẳn phần quanh mầm này. Để hạn chế việc mọc mầm, khoai mua về không nên để bên ngoài nơi có không khí ẩm mà nên trữ trong ngăn mát tủ lạnh.

Khoai mì

Chất độc tập trung ở phần vỏ dày hai đầu khoai mì. Do đó, khi sơ chế, cần cắt sâu vào hai đầu để nhựa chảy ra và loại bỏ chất độc. Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước có pha tý muối khoảng một đêm, tuyệt đối không ăn sống và nếu khi ăn thấy có phần đắng nên bỏ ngay vì đó là nơi tập trung chất độc.

Khoai hỏng

Khoai môn, khoai lang dễ bị sùng. Những củ khoai hư này thường có mùi hăng đặc trưng mà nếu bẻ ra có thể ngửi được. Nên bỏ đi, không nên tiếc, hoặc vạt bỏ phần sùng. Khi chọn, chú ý nhìn kỹ vỏ khoai vì khoai sùng sẽ biểu hiện qua bên ngoài với những lỗ sâu đục li ti, sờ mạnh vào thấy chai và cứng.

Mẹo phòng tránh khoai tây không bị đổi màu:

– Các loại khoai tây ngọt nên ăn trong vòng 1 tuần là tốt nhất.
– Không nên để khoai tây chung với táo tàu, nếu không khoai tây sẽ mọc mầm và rất độc hại.
– Thỉnh thoảng kiểm tra khoai đang được bảo quản để loại bỏ những củ thối và những củ đang xuất hiện màu xanh trên bề mặt da.
– Chỉ nên rửa khoai trước khi sử dụng vì hơi ẩm có thể làm khoai nhanh hỏng.

Bảo quản khoai tây ở nơi mát (khoảng 10oC), tối (sẽ bảo quản được 2 tháng), nhưng không nên bảo quản chung với củ hành khô.

– Không cất trữ khoai trong túi nilon hay các hộp kín.
– Giữ khoai tây hoàn toàn tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên để khoai không bị chuyển sang màu xanh và mọc mầm.

Theo webtretho