Hệ thống 30 Shine bán nhiều sản phẩm không đúng công dụng được cấp phép?



Thời gian gần đây, Chất lượng Việt Nam online nhận được phản ánh về một số sản phẩm mỹ phẩm được bán tại các Hệ thống 30 Shine có dấu hiệu thổi phồng công dụng để tạo niềm tin cho khách hàng.

PV Chất lượng Việt Nam Online đã nhập cuộc tìm hiểu và phát hiện những dấu hiệu bất thường xung quanh hệ thống cắt tóc dành riêng cho nam 30 Shine.

Cụ thể, tại một salon của 30 Shine có địa chỉ 702 đường Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội, khách hàng như lạc vào ma trận mà hệ thống 30 Shine tạo ra. Trong vai khách hàng có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, nhân viên tư vấn phía 30 Shine đã đưa ra các sản phẩm có công dụng điều trị gàu, trị rụng tóc.

he-thong-30-shine-ban-nhieu-san-pham-khong-dung-cong-dung-duoc-cap-phep

he-thong-30-shine-ban-nhieu-san-pham-khong-dung-cong-dung-duoc-cap-phep

2 sản phẩm mỹ phẩm đang được bán tại hệ thống của 30 Shine nhưng có công dụng như thuốc 

Trong các sản phẩm mà nhân viên phía 30 Shine tư vấn, có sản phẩm DG Davines Energizing có công bố mỹ phẩm số: 29025/17/CBMP-QLD và sản phẩm Purifying Gel có công bố mỹ phẩm số: 9878/16/CBMP-QLD được quảng cáo với công dụng có tác dụng như thuốc trên nhãn phụ.

Cả 2 sản phẩm trên đều do Công ty TNHH Tập đoàn Sáng tạo tự nhiên (địa chỉ Số 23, ngõ 1/62/7 đường âu Cơ, Phường Quảng An, Quận Tây Hồ, Hà Nội) phân phối.

Ngoài được quảng cáo với công dụng trị gàu trên nhãn phụ, phía 30 Shine còn quảng cáo các sản phẩm này với công dụng điều trị ở ngay trên giấy quảng cáo mà phía 30 Shine tự thiết kế.
he-thong-30-shine-ban-nhieu-san-pham-khong-dung-cong-dung-duoc-cap-phep

Theo tìm hiểu của phóng viên khái niệm để phân biệt thuốc và mỹ phẩm như sau: Thuốc là chất hoặc hỗn tạp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, vật liệu làm thuốc, vắc - xin, sinh phẩm y tế. Tân dược (tân dược) hay thuốc ta (đông dược) đều phải được sản xuất tại các nhà máy sinh sản thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (thực hành tốt sinh sản thuốc - theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới). Thuốc không phải là thực phẩm, phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng.

Về mỹ phẩm được Bộ Y tế định nghĩa một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với phần bên ngoài thân thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc mồm với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ thân thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh.

Theo quy định hiện hành về quảng cáo mỹ phẩm do Bộ Y tế ban hành, các hành vi sau bị nghiêm cấm: Quảng cáo những tác dụng chưa được chứng minh, lợi dụng danh nghĩa và địa vị của tổ chức y tế, cán bộ y tế, uy tín cá nhân để quảng cáo, cấm dùng câu chữ như “mỹ phẩm này là số 1, là tốt hơn tất cả”, “mỹ phẩm này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không gây kích ứng...”.

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo cũng nêu rõ: Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng “điều trị” để quảng cáo cho người tiêu dùng.

Như vậy, với những thông tin trên có thể khẳng định, các sản phẩm 30 Shine đang quảng cáo và bán tại các salon của mình có dấu hiệu “mập mờ” và vi phạm điều kiện quảng cáo mỹ phẩm như thuốc trị bệnh. Thực tế, không phải khách hàng nào cũng có dữ liệu thông tin để kiểm chứng sản phẩm mình mua có phải thuốc điều trị mà chỉ đơn thuần là mỹ phẩm. Vì vậy, khó tránh được trường hợp “tiền mất tật mang” đối với người tiêu dùng.

Theo VietQ