Khói thuốc lá gây nguy hại khôn lường

Thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút mà còn có hại cho cả người hít phải khói thuốc lá hay còn gọi là người hút thuốc lá thụ động

Khói thuốc lá chứa khoảng từ 1/3 đến 1/2 lượng Nicotin của thuốc lá đã hút. Ngoài ra, trong khói của thuốc lá đã hút còn có: carbon oxyt, khí carbonic, axit xyanhydric, các axit axetic, propionic,valerianic, butyric; amoniac kèm theo methylamin và những amin khác, những bazơ pyridic và đặc biệt một lượng nhỏ coliđin, chất có mùi thơm nhưng rất độc và các chất gốc phenol. Như vậy, khói thuốc lá thải ra có độc tính khác hẳn tính độc của thuốc lá. Đặc biệt các bazơ pydiric là độc hại nhất, còn coliđin  thì 1/20 giọt đã đủ giết chết một con ếch.

Những người không hút thuốc lá nhưng hít phải khói thuốc của người khác được gọi là hút thuốc thụ động. Người hít phải khói thuốc lá cũng có thể bị mắc các bệnh giống những người hút thuốc như ung thư phổi, bệnh đường hô hấp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc thì nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn 26% so với người không hít phải khói thuốc có nguy hại sau khi quan hệ tình dục xong hút thuốc.

Hút thuốc lá gây hại trẻ em và người hít khói

Thuốc lá gây ra 25 bệnh khác nhau cho người hút, trong đó có các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, suy tim, hô hấp, ảnh hưởng đến sinh sản ở cả Nam và Nữ giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới: thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.

Phần lớn tác hại của khói thuốc lá là do carbon oxyt, gây nhiễm độc không khí đối với những người không hút thuốc nhưng lại phải sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá. Khói thuốc lá chiếm 4% khối lượng điếu thuốc trong đó chứa những chất nguồn gốc thực vật chưa cháy hết, các hydrocarbua thơm như benzopren là chất gây ung thư mạnh nhất (mỗi điếu thuốc lá có 40-50mg chất này): thuốc lá ẩm hay tắt càng có nhiều benzopren.

Những phụ nữ có chồng hút thuốc lá thì tỷ lệ mắc bệnh phổi cao hơn so với phụ nữ chồng không hút thuốc. Người chồng hút thuốc càng nhiều thì nguy cơ ung thư phổi nhiều gấp 1,5 lần so với phụ nữ mà chồng không hút thuốc lá. Còn nếu người chồng hàng ngày hút từ 20 điếu trở lên thì nguy cơ bị ung thư phổi của người vợ tăng lên gấp khoảng 2 lần.

Hút thuốc lá thụ động là hít phải khói thuốc từ đầu điếu đang cháy phả ra hoặc hít phải khói thuốc do người khác hút thở ra, ( hay còn gọi là phơi nhiễm),

người hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú còn độc hại hơn cả người hút do khói thuốc chứa hàng nghìn hóa chất độc hại, trong đó trên 250 chất gây bệnh ung thư, hút thuốc lá thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ở người lớn hút thuốc thụ động gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.Ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể gây viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), kém phát triển chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác.

Vì vậy, ta không nên hút thuốc trong phòng ngủ, phòng họp, trên tàu xe có trẻ em, thiếu niên. Trẻ em ngửi mùi khói thuốc có thể trở thành nghiện. Mặt khác vì khói thuốc gây tác hại cả những người không hút thuốc lá. Để bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, để giữ một môi trường không khí trong lành, phải nghiêm cấm việc hút thuốc lá ở nơi công cộng.

Vì một thế giới không khói thuốc lá

Nhiều phòng họp, rạp hát, rạp chiếu bóng có biển treo “Cấm hút thuốc” nhưng rất tiếc là vẫn còn có những người vi phạm. Để những người hút thuốc lá không thở khói bừa bãi ở những nơi công cộng, cần quy định những chỗ riêng cho người nghiện giải được cơn thèm thuốc, đồng thời tạo một dư luận xã hội rộng rãi, vận động nhắc nhỏ, thậm chí cương quyết đấu tranh không để cho mọi người hút thuốc lá trên tàu xe, thư viện, bệnh viện, máy bay, trong phòng họp, hội trường, rạp hát, đặc biệt những nơi có nhiều trẻ em như nhà mẫu giáo, vườn trẻ và những nơi có đông phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai.

Người mẹ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá nhiều trong thời gian mang thai dễ bị sảy thai, con sinh ra thường thiếu cân, kém thông minh. Trẻ em hít phải khói thuốc dễ mắc bệnh đường hô hấp và viêm tai giữa (với trẻ sơ sinh thậm chí có thể bị chết đột ngột)…

Những người không hút thuốc lá nhưng hít thở phải khói thuốc lá vẫn có thể mắc các chứng bệnh của người hút thuốc lá như: viêm phế quản mãn, giãn phế nang, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, rối loạn khi thai nghén và sinh đẻ, các chứng bệnh của trẻ sơ sinh và một số bệnh nặng khác.

Vì sức khỏe của chính mình và gia đình mình, những người nghiện thuốc lá nên bỏ thuốc, bắt đầu từ việc không hút thuốc trong nhà hoặc nơi đông người.

An Nhiên (NTD)