Nghề độc: "Chồng cào, vợ đãi"... kiếm nửa triệu dưới đáy sông



Dù vất vả nhưng bù lại người dân hành nghề cào dắt có thu nhập đến 500 .000 đồng mỗi ngày. Để “sống” được với nghề đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý giữa vợ và chồng.

   Nghề độc:

Hàng ngày, nhiều người dân ở huyện Tuy Phước, Bình Định lại chèo xuồng ra đoạn sông Hà Thanh để cào dắt. 

 Nghề độc:

Dắt là loại nhuyễn thể, vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, ngêu… nhưng có kích thước rất nhỏ. Con lớn nhất chỉ bằng móng tay cái người lớn. 

Nghề độc:

Ông Nguyễn Văn Hải (45 tuổi) cho biết: “Nghề cào dắt rất đơn giản nhưng cần sự cần cù, tỉ mỉ. Bắt đầu công việc, tôi mang theo dụng cụ và lấy dây đeo xuồng buộc chặt vào mình để đi theo luồng nước. Chồng cầm dụng cụ cào dắt dưới đáy sông rồi đổ vào rổ cho vợ đãi để loại bỏ vỏ ốc, rác…”.

Nghề độc:

Công việc này đòi hỏi vợ chồng phải phối hợp ăn ý với nhau. Sau khi đãi xong, dắt sạch được đưa lên xuồng chờ chuyển vào bờ.

Nghề độc:

Những năm gần đây, nhu cầu tăng cao nên cuộc sống của người dân hành nghề cào dắt khá giả dần, nhờ đó, con cái họ cũng được ăn học đàng hoàng.

 Nghề độc:

“Mỗi ngày tôi cào được khoảng 6 bao dắt, mỗi bao bán được 90.000 đồng nhờ vậy kiếm cũng được 500.000 đồng. Dắt chủ yếu làm thức ăn cho tôm”- ông Hải cho hay. 

Nghề độc:

Nghề cào dắt phải chịu cảnh ngâm mình dưới nước ít nhất 5 tiếng mỗi ngày, chân tay nứt nẻ nhưng bù lại có thu nhập ổn định.

  Nghề độc:

Nếu “trúng mánh” thì mỗi ngày… thu gần 1 triệu đồng dưới đáy sông. 

Nghề độc:

Bà Nguyễn Thị Trang (50 tuổi) chia sẻ: “Chúng tôi phải dầm mình dưới sông nên bị ngứa chân tay là điều tất nhiên. Đôi khi không để ý thì bị mảnh chai cứa vào chân rồi nhiễm trùng, rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh ngoài ra”. 
Nghề độc:

Dắt sau khi đầy xuồng sẽ được đưa vào bờ để bán, kết thúc 1 ngày mưu sinh mệt nhọc dưới đáy sông.

Theo danviet