Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Trà đá là thức uống giải khát bình dân giúp đánh tan cơn khát tức thời nhưng không phải ai cũng có thể uống thức uống này thường xuyên được, chúng ta phải lưu ý đến những điều chống chỉ định dưới đây để đảm bảo cho sức khỏe.

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Những ai không nên uống trà đá

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Người bị bệnh hô hấp (viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng...)

Trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

Những người bị sỏi thận

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

Người đang đói 

Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Những người khó ngủ, stress

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải toả. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu

Tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.

Do đó, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kỳ. Điều này sẽ tốt hơn cho sức khỏe của thai nhi vì caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh.

Những điều cấm kị khi uống trà

Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 độ đến 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà lạnh sẽ gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là vào mùa đông.

Uống trà đã pha từ lâu

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguồn gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho sức khoẻ.

Uống trà sau khi ăn

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà sau bữa ăn, nhiều quán ăn, quán cà phê hiện nay cũng phục vụ trà đá là chính chứ không phải là nước lọc.

Người ta cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, và giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu sẽ gây thiếu hụt sắt, thậm chí, uống trà sau bữa ăn lâu sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Bạn nên uống trà cách một giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói hoặc quá no.

Khi nào trà đá mới thực sự nguy hiểm?

Những điều cấm kị đối với người có thói quen uống trà đá sau bữa ăn

Bác sĩ Cao Xuân Phúc - Học viện Quân y 103 cho biết: trà đá hay trà đặc cơ bản không khác nhau, trà đá chỉ là loại trà uống cùng với đá nên loãng hơn. Cả hai đều không phải là nguyên nhân gây suy thận. Và không thể khuyến cáo bất kỳ ai không nên uống, chỉ là khi uống trà không nên uống quá đặc bởi có thể gây kích thích thần kinh và không nên lạm dụng bởi cũng như các loại thực phẩm, đồ uống khác, dùng quá nhiều sẽ gây phản tác dụng.

Mặc dù trà đá không phải nguyên nhân gây sỏi thận song cũng cần thận trọng khi uống loại nước này, đặc biệt trà đá vỉa hè. Thực tế, trà đá vỉa hè được bán với giá chỉ 2-3 nghìn đồng mỗi cốc, có nơi được cho miễn phí chủ yếu được pha với chỉ một ít nước trà, nước lọc (thậm chí nước lã) và đá.

Các quán trà đá đa phần là quán cóc, tạm bợ, nhiều bụi bẩn. Viện Thực phẩm chức năng từng phát hiện trong trà đá có chứa vi khuẩn E.coli, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Chưa kể đến việc có thể uống phải chè mốc, nước bẩn từ các quán trà đá. Do đó, người tiêu dùng cần thận trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bất kì loại thức uống nào tuy thơm ngon và bổ dưỡng nhưng nếu dùng quá nhiều và thường xuyên cũng sẽ có những tác động không tốt đến sức khỏe con người. Trà đá cũng vậy, nếu bạn mắc những căn bệnh trên thì không nên uống quá nhiều nước trà mỗi ngày, cho dù chúng đã được pha loãng mà nên thay vào đó là những loại nước ép, sinh tố cung cấp vitamin và dưỡng chất cho cơ thể nhé.

Theo thethaovanhoa/Bestie