Trở thành người tiêu dùng thông thái

Một trong những hành vi thường gặp liên quan đến gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đối với người tiêu dùng (NTD) là quảng cáo, thông tin sai lệch, gian dối, gây nhầm lẫn.

“Thực trạng gian lận thương mại hiện nay đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng và xã hội, đặc biệt là vi phạm quyền lợi NTD trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các trang mua bán điện tử”, ông Phan Thế Thắng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết.

Một trong những hành vi thường gặp liên quan đến gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đối với NTD là quảng cáo, thông tin sai lệch, gian dối, gây nhầm lẫn. Nhiều sản phẩm được giới thiệu có xuất xứ ở Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng khi NTD nhận được sản phẩm thì lại là hàng của Trung Quốc hoặc không đúng xuất xứ như đã được giới thiệu.

Một trong những hành vi thường gặp liên quan đến gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đối với người tiêu dùng (NTD) là quảng cáo, thông tin sai lệch, gian dối, gây nhầm lẫn.  “Thực trạng gian lận thương mại hiện nay đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng và xã hội, đặc biệt là vi phạm quyền lợi NTD trước những chiêu thức ngày càng tinh vi của các trang mua bán điện tử”, ông Phan Thế Thắng, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết.  Một trong những hành vi thường gặp liên quan đến gian lận thương mại trong giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) đối với NTD là quảng cáo, thông tin sai lệch, gian dối, gây nhầm lẫn. Nhiều sản phẩm được giới thiệu có xuất xứ ở Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng khi NTD nhận được sản phẩm thì lại là hàng của Trung Quốc hoặc không đúng xuất xứ như đã được giới thiệu.   Ảnh minh họa Theo ông Thắng, nhiều khiếu nại của NTD còn liên quan đến việc NTD đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, hoặc sản phẩm, dịch vụ rất kém chất lượng, sản phẩm nhận được hoàn toàn sai khác với sản phẩm mà NTD đã đặt mua, trong nhiều trường hợp sản phẩm này còn không có giá trị sử dụng với NTD.  Khi NTD liên hệ với đơn vị bán hàng để phản ánh hoặc yêu cầu trả lại hàng hóa thì không thể liên hệ được. Địa chỉ mà đơn vị bán hàng cung cấp trên website không có thực hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác. Số điện thoại liên hệ cũng đã bị thay đổi hoặc không thể liên hệ được…  Thế nhưng, theo ông Phan Thế Thắng, việc xử lý vi phạm đối với các DN gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những DN “ảo” này không đơn giản. Chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra không đáng là bao. Chính vì thế, các DN gian lận vẫn tìm đến TMĐT để thực hiện hành vi và trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nếu NTD không tỉnh táo, họ sẽ rất dễ rơi vào bẫy của các DN này.  Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, để giải quyết vấn đề này, ông Phan Thế Thắng khuyến nghị Nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về bảo vệ quyền lợi NTD và TMĐT, đặc biệt là các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch TMĐT. Hướng dẫn NTD nhận biết các hành vi gian lận thương mại trong giao dịch TMĐT, biết cách để tiến hành khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quyền lợi NTD.  Để giao dịch TMĐT an toàn, chỉ nên tham gia vào các sàn giao dịch, website uy tín, đảm bảo quyền lợi cho người mua, hỗ trợ người dùng khi có sự cố xảy ra. Chú ý đến danh sách đen (black list) mà các thành viên tham gia mua sắm trực tuyến thông báo cho nhau để biết các địa chỉ, các tên giao dịch trực tuyến có dấu hiệu lừa đảo, không có uy tín và bị cấm hoạt động.  Trong quá trình giao dịch cần giữ lại bản sao của tất cả các tài liệu, bao gồm kể cả hồ sơ điện tử dự thầu, đấu giá, giới thiệu sản phẩm, địa chỉ thư điện tử (email) và các hóa đơn, khoản thu để đề phòng trường hợp có vấn đề phát sinh. Tìm hiểu kỹ các chính sách mua bán, quy định, bảo hành… và chọn lựa hình thức thanh toán an toàn. Nếu trả tiền bằng thẻ tín dụng mà không nhận được sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, liên hệ với NH thực hiện thanh toán qua thẻ để yêu cầu hủy bỏ ngay khoản phí thanh toán.  “Khi thấy quyền lợi của mình bị vi phạm khi tham gia giao dịch TMĐT, NTD cần kịp thời khiếu nại, gửi yêu cầu đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh để tiến hành việc thương lượng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh này, hoặc đề nghị các tổ chức hòa giải thực hiện việc hòa giải, khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án, hoặc phản ánh, gửi yêu cầu tới các cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết”, ông Thắng khuyến nghị.  Ông Thắng cũng khuyến nghị Nhà nước cần nâng cao nguồn nhân lực, năng lực cho các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực TMĐT. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra và xử lý nghiêm các website hoặc công cụ giao dịch điện tử lừa đảo. Tăng cường rà soát và loại bỏ cũng như kịp thời cảnh báo cho NTD các website bán hàng trực tuyến không an toàn cho NTD.  Dương Công Chiến

Ảnh minh họa

Theo ông Thắng, nhiều khiếu nại của NTD còn liên quan đến việc NTD đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, hoặc sản phẩm, dịch vụ rất kém chất lượng, sản phẩm nhận được hoàn toàn sai khác với sản phẩm mà NTD đã đặt mua, trong nhiều trường hợp sản phẩm này còn không có giá trị sử dụng với NTD.

Khi NTD liên hệ với đơn vị bán hàng để phản ánh hoặc yêu cầu trả lại hàng hóa thì không thể liên hệ được. Địa chỉ mà đơn vị bán hàng cung cấp trên website không có thực hoặc là địa chỉ của một đơn vị khác. Số điện thoại liên hệ cũng đã bị thay đổi hoặc không thể liên hệ được…

Thế nhưng, theo ông Phan Thế Thắng, việc xử lý vi phạm đối với các DN gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những DN “ảo” này không đơn giản. Chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, so với khoản lợi nhuận từ hành vi bất chính gây ra không đáng là bao. Chính vì thế, các DN gian lận vẫn tìm đến TMĐT để thực hiện hành vi và trốn tránh sự quản lý của các cơ quan chức năng. Nếu NTD không tỉnh táo, họ sẽ rất dễ rơi vào bẫy của các DN này.

Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, để giải quyết vấn đề này, ông Phan Thế Thắng khuyến nghị Nhà nước cần tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về bảo vệ quyền lợi NTD và TMĐT, đặc biệt là các quy định về bảo vệ quyền lợi NTD trong giao dịch TMĐT. Hướng dẫn NTD nhận biết các hành vi gian lận thương mại trong giao dịch TMĐT, biết cách để tiến hành khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm quyền lợi NTD.

Để giao dịch TMĐT an toàn, chỉ nên tham gia vào các sàn giao dịch, website uy tín, đảm bảo quyền lợi cho người mua, hỗ trợ người dùng khi có sự cố xảy ra. Chú ý đến danh sách đen (black list) mà các thành viên tham gia mua sắm trực tuyến thông báo cho nhau để biết các địa chỉ, các tên giao dịch trực tuyến có dấu hiệu lừa đảo, không có uy tín và bị cấm hoạt động.

Trong quá trình giao dịch cần giữ lại bản sao của tất cả các tài liệu, bao gồm kể cả hồ sơ điện tử dự thầu, đấu giá, giới thiệu sản phẩm, địa chỉ thư điện tử (email) và các hóa đơn, khoản thu để đề phòng trường hợp có vấn đề phát sinh. Tìm hiểu kỹ các chính sách mua bán, quy định, bảo hành… và chọn lựa hình thức thanh toán an toàn. Nếu trả tiền bằng thẻ tín dụng mà không nhận được sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ, liên hệ với NH thực hiện thanh toán qua thẻ để yêu cầu hủy bỏ ngay khoản phí thanh toán.

“Khi thấy quyền lợi của mình bị vi phạm khi tham gia giao dịch TMĐT, NTD cần kịp thời khiếu nại, gửi yêu cầu đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh để tiến hành việc thương lượng với các tổ chức, cá nhân kinh doanh này, hoặc đề nghị các tổ chức hòa giải thực hiện việc hòa giải, khởi kiện ra trọng tài hoặc tòa án, hoặc phản ánh, gửi yêu cầu tới các cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết”, ông Thắng khuyến nghị.

Ông Thắng cũng khuyến nghị Nhà nước cần nâng cao nguồn nhân lực, năng lực cho các cán bộ làm công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong lĩnh vực TMĐT. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra và xử lý nghiêm các website hoặc công cụ giao dịch điện tử lừa đảo. Tăng cường rà soát và loại bỏ cũng như kịp thời cảnh báo cho NTD các website bán hàng trực tuyến không an toàn cho NTD.

Theo Dương Công Chiến (thời báo ngân hàng)