Xăng dầu tăng cú đúp

 Xăng dầu trong nước vừa nhận mức tăng thuế bảo vệ môi trường lên 3000 đ/lít đồng, gấp 3 lần so với trước đây.

Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phương án điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như sau: Tăng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 1.000đồng/lít lên 3.000 đồng/lít, tăng 2.000 đồng/lít. Mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, dầu các loại và mỡ nhờn sẽ tăng lên tương ứng, lên 3 lần.

Thuế bảo vệ môi trường lên 300% để tăng ngân sách

Để bù một phần giảm thu ngân sách, Chính phủ đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường gấp ba lần hiện nay. Khi tăng thuế bảo vệ môi trường thì thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 35% xuống còn 20%.

“Như vậy tăng thuế bảo vệ môi trường nhưng giảm thuế xuất nhập khẩu theo đúng cam kết Asean, tính ra thì số tăng còn thấp hơn số giảm nên không ảnh hưởng đến giá bán lẻ” - Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Để bù một phần giảm thu ngân sách, Chính phủ đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường gấp ba lần hiện nay. Khi tăng thuế bảo vệ môi trường thì thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 35% xuống còn 20%.

“Như vậy tăng thuế bảo vệ môi trường nhưng giảm thuế xuất nhập khẩu theo đúng cam kết Asean, tính ra thì số tăng còn thấp hơn số giảm nên không ảnh hưởng đến giá bán lẻ” - Bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Từ năm 2012, xăng dầu là một trong các mặt hàng phải áp dụng lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của 3 Hiệp định là Hiệp định thương mại tự do nội khối ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA).

Song, thời gian qua, mức thuế nhập khẩu cho xăng dầu vẫn là thuế MFN theo cam kết WTO nên chênh lệch so với thuế trong các cam kết trên hiện rất lớn, từ 5%-35%.

Đến nay, áp lực phải cắt giảm thuế đã cận kề. Bộ Tài chính tính toán, nếu giá dầu thô WTI là 70-75 USD/thùng, tổng mức giảm thu ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2015-2017 do giảm thuế lên tới khoảng 28.253 tỷ đồng/năm, bằng 30% tổng thu ngân sách từ xăng dầu hiện nay.

Trong đó, thuế nhập khẩu xăng dầu giảm thu khoảng 25.162 tỷ đồng, kéo theo, thuế tiêu thụ đặc biệt giảm khoảng 525 tỷ đồng và  thuế giá trị gia tăng giảm khoảng 2.566 tỷ đồng.

Trước viễn cảnh "thất thu" như vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu là cần thiết, có tính ổn định, phù hợp với xu hướng chung của các nước.

Theo PV (NTD)