Khi 'bùa hộ mệnh' thoát tội trong những đại án là giấy chứng nhận tâm thần

Tấm giấy chứng nhận tâm thần dường như là "bùa hộ mệnh", khiến những vụ án chấn động dư luận lại kết thúc bằng những cái kết bất ngờ.

Có một thực tế hiện nay là rất nhiều bị can, bị cáo sau khi phạm tội thường bị xác định bị tâm thần! Trong đó, nhiều trường hợp đã thoát tội một cách khá “ngoạn mục”, vì bị bệnh tâm thần.

Chính điều này đã đặt cho dư luận câu hỏi, tại sao ngày càng có nhiều trường hợp sau khi phạm tội, nhất là các tội phạm về kinh tế lại bị bệnh tâm thần? Đặc biệt, nhiều trường hợp sau khi vụ án kết thúc, được miễn truy tố thì những người phạm tội bị coi là mắc bệnh tâm thần lại trở lại bình thường!!!

Vụ việc mới đây nhất, khi chủ mưu vụ tiêm máu nhiễm HIV nhiễm HIV vào bé 2 tuổi thoát tội nhờ giấy tâm thần

Ngày 25.7.2017, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên Lê Trung Linh (33 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TP. HCM) 11 năm tù về tội cố ý truyền HIV cho người khác, Huỳnh Văn Thế (32 tuổi, trú tại TP. HCM) 10 năm tù về cố ý truyền HIV cho người khác, 3 năm tù cưỡng đoạt tài sản. Riêng chủ mưu vụ án lại thoát tội nhờ có giấy giám định pháp y tâm thần.

Theo cáo trạng, đầu năm 2014, Đào Thị Thu Thảo (giám đốc chi nhánh của một công ty tại Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận được thông tin bạn trai của mình có tình cảm và sinh con với bà N.T.L ở Vũng Tàu. Thảo thuê thám tử theo dõi, lấy mẫu tóc và móng tay cháu H (sinh năm 2013, con bà L) để đưa đi giám định ADN.

Khi 'bùa hộ mệnh' thoát tội trong những đại án là giấy chứng nhận tâm thần

Lực lượng công an dẫn giải các bị cáo - Ảnh L.N

Sau khi xác định cháu L là con của tình địch và bạn trai, Thảo cùng các đối tượng bàn bạc lên kế hoạch hãm hại cháu H bằng các biện pháp: Thảo ôm cháu bé lao vào xe tự tử, bắt cóc cháu bé bỏ vào chùa, cho rắn độc cắn… Sau khi thực hiện biện pháp bắt cóc bỏ vào chùa với giá 240 triệu đồng bất thành, Thảo đã chỉ đạo các đối tượng mua máu của người bị nhiễm HIV tiêm vào người cháu bé.

Tuy nhiên, trước khi phiên tòa sơ thẩm lần 1 diễn ra ngày 11.4.2017 diễn ra, Thảo lại có giấy chứng nhận đang đi chữa bệnh nên không tham gia phiên tòa dù chỉ là nhân chứng vụ án.

Tòa đã tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án vì nghi ngờ kết quả giám định pháp y tâm thần của Thảo, đồng thời xem xét trách nhiệm của Thảo và các đối tượng trong vụ giật tiền của bà L. Nhưng sau khi trả hồ sơ điều tra bổ sung, cáo trạng vẫn được giữ nguyên.

Trước đó, câu chuyện về đối tượng Mai Đức Vượng (tức “Tộ tích”, 32 tuổi, trú tại 9/47 đường Nguyễn Hữu Tuệ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) phạm tội giết người đã bị cơ quan điều tra bắt giữ có thể xem là ví dụ điển hình cho việc lợi dụng lách luật. Dù đã gây ra nhiều vụ án tại địa bàn Hải Phòng nhưng y đã 2 lần thoát án. 

Theo cơ quan điều tra, Vượng là trùm giang hồ có số má tại nơi đất Cảng. Tuy nhiên mỗi khi lực lượng công an ra tay Vượng liền sử dụng hồ sơ bệnh án tâm thần để trốn tránh pháp luật và nhởn nhơ ngoài xã hội.

Không những thế, trong quá trình áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc, Vượng tiếp tục đe dọa nhiều nạn nhân, người dân vô tội, thậm chí vẫn chỉ đạo đám đàn em tiến hành các hoạt động phạm tội trong thế giới ngầm, đe dọa giết người, gây hoang mang trong dư luận nhân dân. Khi bị bắt về cơ quan điều tra, Mai Đức Vượng đều trong trạng thái khỏe mạnh, thần kinh ổn định và khai nhận mọi hành vi phạm tội trước đó.

Từ năm 2008 đến tháng 10/2011, Mai Đức Vượng đã cùng hàng chục tên đàn em gây ra nhiều vụ thanh toán, bắn, chém khắp trong Nam ngoài Bắc. Khi bị truy đuổi ráo riết, hắn đã lặn một hơi ra nước ngoài, nhưng không “rửa tay gác kiếm” mà vẫn tiếp tục chỉ đạo đàn em trong các hoạt động đòi nợ thuê, tổ chức cờ bạc, giết người…

Ngày 11/12/2012, TAND TP. Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt các đàn em của Vượng gồm: Đặng Nhật Hoàng; Nguyễn Thành Thuận, tức Cún nhái; Vũ Trọng Trường Thanh; Phạm Thành Luân và Lê Quang Vinh với mức án từ 13 - 26 năm tù. Riêng Vượng “thoát đẹp” nhờ có bệnh án tâm thần. 

Dù chính Vượng là người cầm đầu, chủ mưu song HĐXX vẫn cho việc công nhận Vượng bị tâm thần, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Vượng là đúng quy định của pháp luật.

Khi 'bùa hộ mệnh' thoát tội trong những đại án là giấy chứng nhận tâm thần

Hay như trường hợp của sát thủ cuồng dâm Đặng Trần Hoài (27 tuổi, trú tại tổ dân phố Đoàn Kế, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội). Y đã hiếp chị, giết em, cướp tài sản nhưng đến khi nghe tòa tuyên án đã không ngừng kêu la, khóc lóc thảm thiết và kêu: “bị cáo đau đầu, bị cáo xin nghỉ". Và còn nhiều trường hợp đứng trước vành móng ngựa bỗng dưng xuất hiện bệnh án chứng minh bị tâm thần, động kinh.

Thực tế có trường hợp do bị sốc quá lớn khi bị khởi tố, điều tra, xét xử nên những người có hành vi phạm tội có thể suy sụp, từ đó mắc các chứng bệnh thần kinh, tâm thần phân liệt.

Tuy nhiên, thời gian gần đây việc lợi dụng bị bệnh tâm thần nhằm “chạy tội”, “chạy án” đang có xu hướng tăng lên đã gây hoài nghi lớn trong dư luận xã hội. Theo quy định pháp luật hiện hành thì người bị bệnh tâm thần sẽ được miễn, giảm hình phạt nên nhiều người đã lợi dụng quy định này để “chạy tội”, trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Thậm chí, có trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự do được xác định bị bệnh tâm thần nhưng sau khi ra tù, được giảm án lại tiếp tục phạm tội với tính chất, mức độ nguy hiểm hơn.

Một số trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ, lưu manh, hoạt động dưới dạng băng nhóm, đã đều có sổ bệnh án khám, điều trị thậm chí kết luận của cơ quan giám định về tình trạng bệnh lý tâm thần. Bị can thông qua cơ quan giám định đã chuẩn bị kỹ và coi như lá bùa hộ mệnh để trốn tránh pháp luật khi gây án. Có thể khẳng định rằng việc lợi dụng bị “bệnh tâm thần” để “chạy tội”, “chạy án” là rất nguy hiểm.

Điều này không những gây ra tình trạng “nhờn luật”, coi thường pháp luật của những kẻ phạm tội mà cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm, tạo kẻ hở để “chạy án”, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Khi 'bùa hộ mệnh' thoát tội trong những đại án là giấy chứng nhận tâm thần

Như vụ việc vừa nêu này, đối tượng Thảo được cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ bị can đưa đi chữa bệnh. Gần 2 tháng sau, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa có kết luận bệnh của Thảo đã ổn định không cần thiết điều trị bắt buộc Thảo trở về nhà và giữ chức vụ cũ. Đó có phải là trường hợp, giống như nhiều trường hợp đã thoát tội một cách khá “ngoạn mục” vì bị bệnh tâm thần?

 Chính điều này đã đặt cho dư luận câu hỏi, tại sao ngày càng có nhiều trường hợp sau khi phạm tội, nhất là các tội phạm về kinh tế lại bị bệnh tâm thần? Đặc biệt, nhiều trường hợp sau khi vụ án kết thúc, được miễn truy tố thì những người phạm tội bị coi là mắc bệnh tâm thần lại trở lại bình thường, như Thảo trong vụ án nêu trên lại về nhà và giữ chức vụ cũ. 

Theo phununews