Một số chính sách mới về bảo hiểm có hiệu lực từ 3/2016



Một số chính sách mới liên quan đến bảo hiểm sẽ có hiệu lực thi hành kể từ tháng 3/2017.

Bảo hiểm cho người lao động trên công trường

(Thông tư 329/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, có hiệu lực từ ngày 1/3).

Một số chính sách mới về bảo hiểm có hiệu lực từ 3/2016

Một số chính sách mới liên quan đến bảo hiểm sẽ có hiệu lực thi hành kể từ tháng 3/2017. Ảnh minh họa 

Từ ngày 1/3, nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường trước khi người lao động thực hiện công việc. Số tiền bảo hiểm tối thiểu trong trường hợp này là 100 triệu đồng/người/vụ.

Thời hạn bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định.

Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu đã bồi thường cho người lao động.

Nộp chứng từ bảo hiểm qua cổng thông tin điện tử

(Nghị định 166/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3)

Từ ngày 1/3, Nghị định 166 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bắt đầu có hiệu lực.

Người dân có thể đăng ký tham gia giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ; giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm; giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT và việc trao đổi thông tin liên quan đến việc thực hiện chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

Cơ quan tiếp nhận sẽ gửi thông báo xác nhận đã nhận được chứng từ BHXH điện tử đến địa chỉ thư điện tử của người nộp chậm nhất 15 phút sau khi nhận được chứng từ BHXH điện tử gửi đến.

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

(Thông tư 46/2016/TT-BYT về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có hiệu lực từ ngày 1/3).

Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 46/2016/TT-BYT về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có hiệu lực từ ngày 1/3/2017.

Theo đó, bãi bỏ Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BYT, ban hành Danh mục mới bổ sung thêm nhiều loại bệnh vào các nhóm bệnh như:

- Nhóm bệnh Thai nghén, sinh đẻ và hậu sản: Biến chứng sau xảy thai, chửa trứng, chửa ngoài tử cung.

- Nhóm bệnh tâm thần: Rối loạn ám ảnh nghi thức; Rối loạn stress sau sang chấn; Các rối loạn nhân cách đặc hiệu.

- Nhóm bệnh tai và xương chũm được đổi thành nhóm bệnh lý tai mũi họng. Đồng thời bổ sung bênh: Papilome thanh quản; Viêm tai giữa mạn tính; Sẹo hẹp khí quản vào nhóm bệnh này.

Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để áp dụng các chế độ, quyền lợi bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo vietq