Tìm thấy đại dương ngầm cách bề mặt Trái đất 1000 km

Nước bao phủ 70% bề mặt Trái đất nhưng một lượng lớn của chúng vẫn nằm ở bên trong hành tinh của chúng ta. Hai nghiên cứu mới đã cho thấy rằng, có lẽ có một lượng lớn nước sâu khoảng 1.000 km dưới bề mặt.

Nếu không có lượng nước được lưu trữ này thì hoạt động địa động lực gây ra núi lửa sẽ ngừng hẳn. Sự phun trào của núi lửa rất quan trọng trong việc tạo ra đất và điểm tựa cho toàn bộ sự sống trên Trái đất.

Trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học từ Đại học bang Florida và trường Edinburgh dự đoán rằng, nước nằm sâu bên trong hành tinh của chúng ta rất nhiều, sâu hơn tất cả những gì chúng ta nghĩ từ trước đến nay. Chúng được lưu giữ trong một loại khoáng chất gọi là bruxit.

Tìm thấy đại dương ngầm cách bề mặt Trái đất 1000 km

Có một lượng lớn nước đang nằm sâu bên dưới bề mặt Trái đất. Ảnh: Getty Images

Mặc dù lượng nước vẫn còn là một điều bí ẩn nhưng các nhà nghiên cứu tin chúng có thể nặng bằng 1.5% trọng lượng của hành tinh chúng ta. Số lượng nước này tương đương với tất cả số nước ở các đại dương trên thế giới cộng lại. Trước đó, các nhà nghiên cứu đến từ Trường đại học Alberta cũng công bố kết quả tương tự như trên.

Mainak Mookherjee – người dẫn đầu nghiên cứu này nói: “Chúng tôi không nghĩ là nước có thể được lưu trữ dưới dạng các loại khoáng có chứa nước như bruxit tại những độ sâu này. Nhưng bây giờ chúng tôi biết là nó có tồn tại. Chúng tôi cần tiến hành kiểm tra để biết bao nhiêu nước có thể được lưu giữ một cách hiệu quả bên trong các loại khoáng này”. 

Trong một nghiên cứu song song, những nhà nghiên cứu từ Trường đại học Northwestern ở Illinois cho rằng, lượng nước này thì sâu hơn bất kì nguồn nước nào được tìm thấy trước đây. Lượng nước nằm ở một trong ba con đường đến mép của lõi Trái đất.

Tìm thấy đại dương ngầm cách bề mặt Trái đất 1000 km

Có thể bruxit đã trải qua giai đoạn chịu áp lực lớn để vận chuyển nước vào sâu hơn, mà không phân hủy. Ảnh: Getty Images

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một viên kim cương hình thành cách đây 90 triệu năm bởi một núi lửa gần sông São Luíz ở Junia, Brazil. Viên kim cương có một khiếm khuyết, nó chứa đựng các khoáng chất bị mắc kẹt trong suốt quá trình hình thành nên viên kim cương. Khi nhìn nó dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra bằng chứng chứng minh sự hiện diện của các ion hydroxyn.

Những ion này bình thường đến từ nước. Sự không hoàn hảo một cách tự nhiên của viên kim cương cho thấy nó được hình thành trong lớp vỏ thấp.

Tìm thấy đại dương ngầm cách bề mặt Trái đất 1000 km

Viên kim cương được hình thành cách đây 90 triệu năm. Ảnh: Getty Images

Phát biểu trên tờ New Scientist, Steven Jacobsen, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đây là bằng chứng chắc chắn nhất cho thấy nước có sự luân chuyển trong Trái đất.

Một phát hiện gây ngạc nhiên là nước tuần hoàn theo chu kỳ trên hành tinh của chúng ta sâu hơn tất cả những thứ ta biết trước đây. Chúng mở rộng đến những tầng sâu nhất của vỏ Trái đất”. Nước giữ một vai trò quan trọng trong việc chống đỡ những hoạt động địa chất dưới bề mặt Trái đất.

Tiến sĩ Mookherjee nói trên tờ MailOnline: “Nước ở bên trong Trái đất rất quan trọng vì nó giúp tạo ra sự đối lưu trong lớp vỏ. Đây là một quá trình đá cứng di chuyển từ nơi nóng hơn đến nơi lạnh hơn. Nếu không có nước bên trong Trái đất, sự đối lưu trong lớp vỏ sẽ không hiệu quả, và kết cục cuối cùng là nó sẽ ngừng lại.

Sự thể hiện bề mặt của việc đối lưu trong lớp vỏ là chuyển động dẹt (quy trình được kích hoạt khi núi lửa hình thành). Núi lửa đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lớp vỏ Trái đất, nơi mà chúng ta sống. Nếu hoạt động núi lửa bị dừng thì sự hình thành lớp vỏ Trái đất cũng bị dừng luôn, khi đó tất cả các hoạt động kiến tạo Trái đất sẽ biến mất”.

Tìm thấy đại dương ngầm cách bề mặt Trái đất 1000 km

Nếu không có nước dưới bề mặt, hoạt động núi lửa sẽ dừng lại và chấm dứt mọi sự sống. Ảnh: Getty Images

Hiện tại, kế hoạch nghiên cứu của các nhà khoa học là xác định liệu đây có phải là trường hợp, mà bằng cách mô phỏng lại, ta có thể hiểu biết rõ hơn về đặc tính vật lý của bruxit tại độ sâu này.

Bruxit lưu giữ nước

Khoáng chất có thể vận chuyển nước như bruxit có tính ổn định giới hạn và phân hủy ở sâu trong lòng Trái đất. Khi chúng phân hủy, chúng tạo ra nước mà sau đó luân chuyển lại trên bề mặt qua các hoạt động núi lửa. Nhưng nghiên cứu mới này cho rằng, bruxit có lẽ trải qua giai đoạn chịu sức ép cao, rồi vận chuyển nước xuống sâu hơn dưới bề mặt Trái đất mà không có sự phân hủy.

Theo Bích Trâm (Khampha)