10 điều người giàu nghĩ khác người nghèo

Vì sao người giàu dễ kiếm tiền còn người nghèo chật vật mới có được cuộc sống tử tế? Câu trả lời là hành động, suy nghĩ, quan điểm sống của họ khác nhau.

Giàu có là một sự lựa chọn. Bill Gates từng nói: "Sinh ra nghèo khó không phải lỗi của bạn. Nhưng chết đi mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi thật". Chẳng có lý do gì bạn phải nghèo cả. Của cải ngoài kia đang đợi bạn, nhưng bạn phải là người quyết định có muốn nó xuất hiện trong đời mình hay không.

1. Người nghèo làm việc cho tiền bạc - Người giàu buộc tiền bạc phải làm việc cho họ

Người giàu không phải làm việc cật lực để kiếm tiền vì người giàu làm việc một cách khôn khoan, vì họ biết khiến tiền bạc làm việc cho mình. Tiền bạc là sự đánh đổi, người nghèo bỏ thời gian và công sức để đánh đổi lấy tiền bạc, còn người giàu thì khác họ biết thay đổi công sức đó bằng những dạng khác mà vẫn đổi được tiền, những dạng khác đó là công sức lao động của người khác, hệ thống các hoạt động kinh doanh và đầu tư.

Người nghèo làm việc sống qua ngày hôm nay, còn người giàu cũng làm việc nhưng để sống cho ngày mai, họ đầu tư cho tương lai ngay từ hôm nay, họ mua những thứ đem lại cho họ lợi nhuận. 

2. Người nghèo tìm ra lỗi - Người giàu tìm kiếm thành công

Người nghèo thường tìm lỗi thay vì giải pháp. Và quá trình này sẽ kết thúc bằng việc họ đổ lỗi cho môi trường, hoàn cảnh, công việc, thời tiết, Chính phủ và sẽ luôn có một danh sách những lời bào chữa tại sao không thành công.

Người giàu hiểu rằng mọi chuyện đều có lý do. Họ sẽ không chờ mọi chuyện xảy đến với mình, mà nhận vai trò dẫn dắt và tạo ra chúng. Họ sẽ đặt hết lời bào chữa sang một bên vì phải làm những việc quan trọng hơn.

3. Người nghèo luôn giả sử - Người giàu sẽ đặt câu hỏi

Ví dụ, nếu muốn tiếp cận một người nổi tiếng, họ sẽ nói: "Chắc họ không có thời gian nói chuyện với tôi đâu". Tức là, họ còn chẳng thử cố gắng để xem mình có làm được điều đó hay không.

Người giàu sẽ nghĩ ra các tình huống như: "Nếu mình viết thư cho Tổng thống và ông ấy trả lời thì sao nhỉ?". Khi bắt đầu hỏi chúng, là bạn đã tiết kiệm rất nhiều sự đấu tranh cho bản thân rồi. Sức mạnh nằm trong tay những người biết hỏi đúng.

4. Người nghèo thường mang mặc cảm - Người giàu biết cách đón nhận

Một lí do khiến người ta nghèo là không biết đón nhận, mặc dù họ rất giỏi cho đi. Người giàu thường rất chăm chỉ và luôn tin rằng nỗ lực của họ xứng đáng được đền bù, người nghèo cũng siêng năng không kém tuy nhiên do đã mang mặc cảm không xứng đáng nên họ cho rằng công sức bỏ ra không đáng nhận lại.

Người nghèo cho rằng họ sẽ thành người tốt nếu họ không giàu, họ nghĩ rằng họ là người sống thanh cao, thiên về tinh thần hơn vật chất. Người giàu họ nghĩ rằng làm giàu để giúp đỡ người sa cơ hơn là trở thành người sa cơ.

5. Người nghèo thích thứ rẻ nhất - Người giàu thích thứ tốt nhất

Người nghèo thường chỉ mua khi thấy đồ rẻ nhất. Họ sẽ lao tới những nơi đang xả hàng và chọn những đồ thậm chí còn chẳng muốn. Họ mua chỉ vì nó rẻ. Thật không may là, họ không bao giờ mặc chúng từ khi mua nó.

Người giàu sẵn sàng đi xa thêm một chút để tìm đồ chất lượng cao. Họ không ràng buộc bản thân vào giá cả. Người giàu thích các dịch vụ có tổ chức và sẽ không bao giờ hài lòng với những đồ vô giá trị hay không sử dụng được.

6. Người nghèo nghĩ tiền quan trọng hơn thời gian - Người giàu biết thời gian quan trọng hơn tiền

Hàng triệu người trên thế giới đang đánh đổi thời gian quý báu của họ để lấy tiền. Bạn luôn có thể lấy lại 500 USD. Nhưng không thể lấy lại 50 giờ được đâu.

Người giàu không bao giờ đổi thời gian lấy tiền. Họ sẽ tìm kiếm những trải nghiệm có thể thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của mình. Sự nghiệp của họ tập trung nhiều hơn vào việc làm điều mình yêu và giúp đỡ những người khác, thay vì chỉ chăm chăm vào tiền.

7. Người nghèo cho rằng họ đã biết đủ - Người giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi 

Người nghèo luôn cho rằng: "tôi biết rồi". Người nghèo thường cố chứng tỏ cho người khác thấy rằng họ luôn đúng, họ luôn muốn đóng vai trò của người tri túc tức là hiểu rõ sự đời. Theo họ những thất bại trước kia và hoàn cảnh hiện nay của họ chỉ là do không may mắn, không gặp thời. Họ cho rằng số phận buộc họ phải long đong, nói chung họ đổ lỗi cho tất cả trừ chính bản thân họ.

Người giàu không bằng lòng với một cách nghĩ, một cách sống nhất định, họ luôn học hỏi những phương pháp mới, mang đến những kết quả mới. Người giàu luôn phấn đấu học hỏi không ngừng. Người giàu luôn là chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang theo đuổi. Có một nguyên lý trong việc làm giảu: " Để được nhiều nhất bạn phải là người giỏi nhất".

8. Người nghèo nhìn thấy khó khăn - Người giàu nhìn thấy cơ hội

Ngày xưa, có một người bán giày tha phương, cố gắng bán những đôi giày cho người bản xứ. Vấn đề duy nhất ở đây là chẳng ai ở đó đi giày, vì vậy việc bán hàng rất khó khăn. Không lâu sau, người bán giày bỏ cuộc và quyết định rời nơi đó.

Trên đường rời đi, ông gặp một người bán giày khác. “Đừng mất công vào thị trấn này làm gì”, người thứ nhất nói. “Những người dân ở đó thậm chí còn chẳng đi giày”. Đôi mắt của người thứ hai chợt sáng lên: “Không ai đi giày? Vậy là tôi có thể bán giày cho tất cả mọi người ở đó! Thật là may mắn khi tìm được một thị trường mới mẻ!”

Mấu chốt vấn đề chính là góc nhìn. Người nghèo thường nhìn thấy chướng ngại vật và nhanh chóng bỏ cuộc. Trong khi đó, người giàu nhìn ra cơ hội và dám thử những gì người khác không dám làm.

9. Người nghèo tìm lời khuyên nghiệp dư - Người giàu tìm lời khuyên từ chuyên gia

Họ thường nghe ý kiến của người người quen, tin vào mọi thứ mình nghe thấy mà chẳng ngờ vực hay kiểm chứng. Họ coi ý kiến cá nhân là sự thật và ngừng nghiên cứu khi đã hài lòng với câu trả lời.

Người giàu học được cách luôn nghĩ cho bản thân. Nếu không thể hiểu được vấn đề nào đó, họ sẽ đi tìm ý kiến chuyên gia. Thông thường, họ sẽ phải trả tiền cho việc này và nhận được kha khá phương án để lựa chọn.

10. Người nghèo có TV lớn, người giàu có thư viện lớn

Đúng như diễn giả nổi tiếng Jim Rohn từng nói, người nghèo sử dụng thời gian rảnh rỗi để không phải suy nghĩ và tìm đến thứ gọi là "giải trí". Trong khi đó, người giàu được giáo dục và đọc rất nhiều sách. Họ sử dụng kiến thức theo cách có lợi cho mình. Thay vì tham gia các hoạt động giải trí, họ muốn tìm hiểu bản thân và thế giới mình đang sống. Trên thực tế, khi thư viện của bạn lớn lên, căn nhà của bạn cũng thế.

Theo thegioitre