3 sai lầm bà nội trợ thường mắc phải khi chế biến gan lợn

Gan lợn là thức ăn vừa chứa dinh dưỡng, vừa chứa độc tố. Vậy nên, nếu không biết cách chế biến đúng cách, các món ăn từ gan lợn sẽ gây hại cho sức khỏe của gia đình bạn.

Lợi ích từ gan lợn 

Trong gan lợn có chứa rất nhiều protein (21,3 g) là thành phần quan trọng để cấu thành cơ thể con người và các hoạt động sống.

Vậy nên gan lợn rất bổ. Không chỉ nhiều protein, trong gan lợn còn có chứa rất nhiều chất sắt (25 mg) là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố, có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu máu.

3 SAI LẦM bà nội trợ thường mắc phải khi chế biến gan lợn

Gan lợn có tác dụng phòng và chữa bệnh thiếu máu.

Một ưu điểm khác của gan lợn là chứa nhiều vitamin A (8.700 mcg). Vitamin A có tác dụng quan trọng trong việc hình thành thị lực, chức năng miễn dịch và phát triển xương của con người. 

Bởi vậy, gan lợn là nguồn bổ sung chất đạm, chất sắt và vitamin A rất hiệu quả, hơn hẳn nhiều thực phẩm khác.

Gan lợn có độc

Tuy nhiên, vì gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã có hại cho sức khỏe. 

Trong gan có chứa nhiều ký sinh trùng như sán, nhiều virus gây bệnh mà điển hình là virus viêm gan ở những động vật có bệnh viêm gan.

Đồng thời, chính vì chứa nhiều protein và cholesterol nên gan cũng như các cơ quan nội tạng động vật khác không có lợi cho những người mang bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa protein...

Sai lầm trong cách chế biến gan lợn 

- Chọn phải gan của con lợn có bệnh: Gan của những con lợn có bệnh thường không có màu đỏ tươi, bề mặt gan có nốt sần. Khi ấn tay vào không có độ đàn hồi mà cảm giác nhẽo, chảy nước. 

Gan lợn bệnh có thể phân biệt được ở những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi. Loại gan này cực kỳ độc hại, không nên mua về ăn.

- Chế biến gan chưa chín hẳn: Trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ, hoặc có chứa virus gây bệnh.

Nếu gan không được nấu chín hẳn, còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus, ký sinh trùng này. Nếu ăn loại gan này tức là bạn đã đem mầm bệnh nguy hiểm vào người.

3 SAI LẦM bà nội trợ thường mắc phải khi chế biến gan lợn
Chế biến gan lợn chín hẳn để loại trừ độc tố và giun sán.

- Trước khi chế biến không bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn: Lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải, vì vậy trước khi chế biến bạn cần bóp hết lượng máu đọng này. Đồng thời, hãy bóc bỏ lớp màng mỏng trên bề mặt gan để việc vệ sinh gan được triệt để.

Cách chế biến gan lợn an toàn

Đầu tiên, bạn nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến. Tốt hơn thì ngâm trước muối trên 30 phút, như vậy, chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào.

Gan lợn phải được lấy hết máu đọng, nấu chín hẳn trước khi ăn. Nếu nấu quá nhanh sẽ không đủ thời gian để tiêu diệt các loại vi khuẩn và ký sinh trùng trong gan.

Ngoài ra, bạn có thể làm sạch và khử mùi gan lợn bằng cách dùng rượu trắng hoặc rượu vang đỏ, giấm trắng rửa gan lợn để khử sạch mùi tanh và hôi.

Cách khác bạn có thể hết lớp màng bên ngoài của nó, sau đó ngâm với sữa bỏ trước khi nấu gân lợn sẽ không còn mùi tanh nữa.

Theo suckhoe