5 sai lầm trong chế độ ăn cho người bệnh gút khiến bệnh nặng thêm

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thông thường thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh gút.
 
Bệnh Gout (gút) là tình trạng rối loạn chuyển hóa do nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao khiến các tinh thể urat hay tinh thể axit uric bị lắng đọng trong cơ thể.

Ai cũng biết  bệnh gút hình thành do nồng độ axit uric trong cơ thể cao lâu ngày và lắng đọng tinh thể urat ở các mô khớp. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thông thường thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là một phần quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay mắc phải những sai lầm trong việc ăn kiêng để tránh mắc bệnh.

 

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Bệnh gút là tình trạng rối loạn chuyển hóa do nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao.

Dưới đây là 5 hiểu lầm về chế độ ăn kiêng phổ biến đối với bệnh gút

1. Ăn thực phẩm giàu đạm sẽ ngăn ngừa bệnh gút

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Bệnh gút cần kiểm soát cân nặng. Nhiều người cho rằng chế độ ăn giàu đạm có thể kiểm soát cân nặng. Nhưng họ không biết rằng, ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm có thể dẫn đến tăng axit uric. Mức độ axit uric trong cơ thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút.

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

2. Không ăn thịt sẽ không bị gút

Thực ra không ăn thịt cũng có thể bị gút. Bởi vì nguyên nhân gây ra cơn gút tấn công là axit uric. Bạn có thể giữ chế độ ăn nhạt nhưng cân bằng dinh dưỡng. 

Chế độ ăn nhạt không có nghĩa là hoàn toàn không ăn thịt. Nếu bạn chỉ ăn rau, trái cây, thịt, trứng và sữa thì hoàn toàn thiếu dinh dưỡng, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch.

3. Uống một chút rượu bia cũng không sao 

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Rượu bia là yếu tố quan trọng gây ra bệnh gút. Đặc biệt là bia, rượu mạnh và các loại đồ uống có cồn khác chứa men bia sẽ làm tăng nồng độ axit uric. Vì vậy bệnh nhân gút nên hạn chế uống rượu bia, đặc biệt là bia.

4. Tránh tất cả các loại đậu 

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Nhiều người cho rằng bệnh gút không được ăn các loại đậu nhưng không phải nên hạn chế tất cả các loại đậu. Các loại đậu ít purine như đậu xanh, đậu đỏ và đậu Hà Lan có thể được sử dụng làm chất thay thế protein. 

5. Chỉ chú trọng hàm lượng purin

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Mấu chốt của chế độ ăn kiêng cho người bệnh gút không chỉ chú trọng hàm lượng purin mà còn phải chú ý đến cân bằng axit-bazơ. 

Một số thực phẩm có tính kiềm như cam quýt, rau sẫm màu và trái cây có thể giúp loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.

Đối với những người bị gút thì việc điều chỉnh chế độ ăn sao cho hợp lý, khoa học là rất quan trọng. Nó giúp tình trạng bệnh được cải thiện, tránh tái phát trong tương lai.

Những thực phẩm người bị gút nên ăn

- Nên uống nhiều nước để ngăn cản sự lắng đọng, hình thành urat trong hệ tiết niệu;

- Nên ăn các loại hoa quả chứa vitamin C. Các loại quả này sẽ giúp hỗ trợ thận trong việc đào thải axit uric trong nước tiểu, hạn chế các cơn đau do bệnh gút gây ra;

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

- Tăng cường các loại rau củ như cải xanh, dưa chuột, rau cần, súp lơ,...;

- Nên ăn các món chứa ít purin, ví dụ như thịt trắng (cá sông, lườn gà,...), hoặc tiêu thụ một lượng vừa phải các món như khoai, bún, ngũ cốc, gạo,... vì trong chúng chứa nhiều carbohydrate, tinh bột và có mức purin an toàn;

- Nên sử dụng dầu vừng, dầu hạt hướng dương, dầu ô liu trong chế biến các món ăn để hạn chế chất béo;

- Ưu tiên chế biến các món ăn theo phong cách hấp và luộc để giữ được giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm cũng như hạn chế sự tiêu thụ dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.

5-sai-lam-trong-che-do-an-cho-nguoi-benh-gut-khien-benh-nang-them

Những người có nguy cơ cao bị bệnh gút

Thừa cân, béo phì;

Tiền sử gia đình đã từng bị Gout;

Nghiện cà phê, nghiện rượu;

Chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều thực phẩm giàu nhân purin;

Dùng nhiều một số loại thuốc lợi tiểu như lasix, hypothiazid,... Những thuốc này nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến tăng axit uric và khiến bệnh nhân gặp phải các đợt Gout cấp tính.

Theo GiaDinh