"Bệnh tưởng" - Nghĩ làm sao, bệnh chiêm bao làm vậy



Có một thử nghiệm kinh điển trong y học như sau: cho một nhóm người dùng nước đường và bảo đây là chất gây nôn. Kết quả 80% số người tham gia đã bị nôn mửa.

Bệnh tưởng

Chữa bệnh bằng niềm tin

Có một câu chuyện về anh chàng luôn ám ảnh rằng mình mắc bệnh tim, do anh ta đã chứng kiến ông mình qua đời vì căn bệnh này, và sau một thời gian dài thì anh ta đã bị bệnh thật. Bác sỹ đã tìm ra nguồn gốc của căn bệnh và liệu pháp duy nhất là vừa uống thuốc vừa điều trị tâm lý.

Cuối cùng anh ta nghĩ rằng mình đang được chữa trị và mình sẽ khỏi nên tâm lý của anh ta đã trở lại bình thường, không còn ám ảnh nghĩ tới bệnh nữa và sức khỏe đã nhanh chóng phục hồi.

Bên cạnh đó, chắc hẳn bạn từng nghe người ta kể về những bệnh nhân tạm biệt tử thần vì sống trong niềm tin rằng mình sẽ khỏi bệnh.

Đó là sự thật, nó không hề được thêu diệt, người ta đã lợi dụng đặc điểm của bệnh tưởng để chữa bệnh theo phương pháp niềm tin.

Tiến sĩ Lee Berk, Đại học Loma Linda, California (Mỹ) đã nghiên cứu 20 người đàn ông và phụ nữ đang dùng thuốc chữa tiểu đường, huyết áp cao và có hàm cholesterol cao.

Tất cả đều uống thuốc bình thường, nhưng một nửa còn lại được kê thêm đơn “cười vui vẻ” bằng cách dành 30 phút xem hài kịch mỗi ngày.

Kết quả là, lượng hormone stress ở nhóm xem hài kịch giảm xuống sau 2 tháng. Sau 4 tháng, hàm lượng các hóa chất có liên quan tới việc làm xơ cứng mạch máu và các vấn đề tim mạch khác cũng giảm xuống, trong khi hàm lượng cholesterol tốt (bảo vệ tim) tăng lên.

Hàng thế kỷ nay, giới y học chứng kiến không ít trường hợp bệnh nhân bước qua cái chết, tự nhiên hồi phục sức khỏe mà không thể lý giải, cứ như là có phép lạ.

Ví dụ như trường hợp của bà Sylvia Andrew người Anh là sự hy hữu 1/100.000 của y học. Sau cú sốc khi bác sĩ phát hiện bà bị ung thư tuyến tụy, bà đinh ninh rằng mình sẽ hoàn thành chuyến hành hương cuối cùng (năm nào bà cũng hành hương đến vùng đất thánh Lourdes ở Pháp) trước khi ngã quỵ vì bệnh tật.

Thế nhưng tất cả đã diễn ra vượt quá sự mong đợi. Trên đường trở về nước Anh, mọi sự đau đớn bỗng nhiên tiêu tan cho dù bà không uống bất cứ một thứ thuốc gì. 8 năm sau, bà xuất hiện trên chương trình truyền hình BBC và kể lại tỉ mỉ câu chuyện kỳ lạ của mình.

Sự thật là tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào một sức khỏe tốt sẽ giúp cơ thể tiết ra serotonin, dopamine, endorphin - những hormon tạo sự phấn chấn đẩy lùi siêu gene, làm chúng không thể đưa thông tin giả lên não được.

Ngày nay, giới khoa học đã kết luận rằng: tất cả những chứng bệnh tâm thể (tinh thần và thể xác), khoảng 50% đều phát sinh dưới tác động của các loại tình cảm tiêu cực, đặc biệt là sự sợ hãi.

Chính nỗi sợ hãi bị mắc bệnh tật trở thành nỗi ám ảnh bao trùm lên toàn bộ tâm lý và tạo ra trạng thái “ám thị bệnh tật” đã khiến cho người ta mắc bệnh.

Vì thế rèn luyện tâm lý để vững vàng, có bản lĩnh trong cuộc sống là cách chống lại bệnh tưởng hữu hiệu nhất.

Theo suckhoegiadinh