Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Khi gặp người đang ngoi ngóp trên mặt nước nhưng không có ai hỗ trợ, hãy nhanh chóng xác định người này có bị đuối nước hay không và ngay lập tức tiến hành cứu nạn.

Hàng năm, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng làm cho lượng người tham gia các hoạt động dưới nước tăng đột biến. Đây cũng là thời gian các trường học cho học sinh nghỉ hè, các gia đình thường tổ chức đi du lịch, nghỉ mát hoặc tới các khu vui chơi, giải trí. Điều này làm cho tỉ lệ tai nạn dưới nước tăng cao, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Theo báo cáo của WHO khoảng 372.000 người tử vong do chết đuối mỗi năm và 90% những người tử vong này xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Tỉ lệ tử vong cao nhất do chết đuối ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, các dữ liệu cho thấy hơn một nửa số ca tử vong do chết đuối xảy ra cho những người dưới 25 tuổi với tỉ lệ cao nhất nằm trong số trẻ em dưới 5 tuổi, báo cáo cũng cho cho thấy đàn ông bị chết đuối cao gấp hai so với phụ nữ.

Việc cứu người đuối nước là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng cứu sai cách lại vô cùng nguy hiểm, dễ kéo thêm nhiều nạn nhân. Khi bạn vội vã nhảy xuống, dòng nước, thậm chí nạn nhân có thể kéo bạn theo.

Lúc này, lực kéo lớn vô cùng, chỉ cần một chút sơ sẩy thì ngay cả việc biết bơi cũng không thể cứu được bạn. Do đó, các huấn luyện viên cứu đuối thường khuyên mọi người hạn chế cứu trực tiếp.

1. Xác định người đó có đang bị đuối nước không

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Ban đầu nạn nhân bị đuối nước vẫn còn có ý thức nhưng họ đang gặp khó khăn và không thể tìm gọi sự giúp đỡ. Đây là một vài dấu hiệu quan trọng để bạn nhận biết xem người đó có đang bị đuối nước hay không:

- Người bị đuối nước sẽ liên tục vùng vẫy, miệng luôn ở trên mặt nước và họ không thể tự giải cứu mình.

- Trông họ như đang gặp nguy hiểm nhưng không thể gọi người khác giúp đỡ do thiếu oxy để thở.

- Nếu trong khoảng 20-60 giây mà người bị nạn không bị phát hiện thì người đó sẽ bị chết đuối.

2. Cách ứng cứu khi gặp người đuối nước

Hô hào người tới giúp

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Nếu bạn không biết bơi hoặc không tự tin vào khả năng của mình, hãy hô hào thật to để nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh. Trong trường hợp người bị nạn đang úp xuống mặt nước thì bạn cần gọi dịch vụ cứu hộ khẩn cấp ngay.

Nằm sấp trên thành của bể bơi

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Bạn hãy dang rộng chân để đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng. Bạn không nên rướn người quá mức về phía hồ nước. Tiếp đó bạn với tay của mình cho người bị nạn và hô to “Bám lấy tay/cánh tay của tôi”.

Bạn có thể sẽ phải hét nhiều lần trước khi người đó nhìn hoặc nghe thấy. Chú ý nói to, rõ ràng và mạch lạc; không cứu nạn khi bạn đang đứng vì bạn có thể bị ngã xuống nước.

Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng khi nạn nhân đang ở gần thành bể bơi, sát bờ biển. Nói chung là nằm trong tầm với của bạn. Bạn nên sử dụng thêm thiết bị để hỗ trợ như vợt, gậy, dây hoặc cây, mái chèo… bất cứ vật gì dài mà tiện sử dụng.

Đứng cách mép nước một đoạn

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Khi sử dụng vật hỗ trợ như gậy, các bạn hãy đứng thật vững và đủ xa để không bị kéo ngược xuống nước. Giữ gậy thật chắc để người đuối nước có thể nắm lấy.

Ném phao xuống cho nạn nhân

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Nếu không biết bơi, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm xung quanh đó xem có phao, áo phao hoặc đệm nổi hay không để ném xuống cho nạn nhân. Khi ném phao, bạn không hướng trực tiếp đến phía nạn nhân mà cần phải quan sát hướng gió và dòng nước trước khi ném.

Hãy báo cho nạn nhân biết bạn đang chuẩn bị ném và họ cần phải nắm lấy nó. Nếu bạn ném không chính xác hoặc người kia không thể nắm lấy, bạn hãy kéo phao lên và thử sử dụng các thiết bị khác. Nếu tiến hành vài lần không thành công, bạn hãy thử các phương pháp khác.

Trực tiếp nhảy xuống cứu

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Chỉ khi nào bạn chắc chắn về trình độ bơi lội của mình hoặc trong tình huống cực kì nguy cấp thì bạn nên áp dụng theo cách này.

Trước khi nhảy xuống cứu người bị nạn, bạn nhớ mặc thêm áo phao hoặc phao bởi phản ứng đầu tiên của người đuối nước là trèo lên người bạn nên bạn cần thiết bị nổi được để đảm bảo an toàn cho cả hai. Nếu không có phao, bạn hãy mang theo một cái áo hoặc khăn để nạn nhân có thể bám vào.

Bạn nên bơi sải để nhanh chóng tiếp cận nạn nhân. Nếu bạn ở nơi nước sâu, hãy chú ý sử dụng kĩ thuật bơi phù hợp để tránh bị sóng đánh bật lại. Ném phao hoặc dây về phía người gặp nạn.Sau khi đã đến được chỗ người bị đuối nước, bạn hãy bơi thẳng về phía bờ và kéo nạn nhân ở phía sau.

Khi ấy, hãy thường xuyên ngoái lại để chắc chắn nạn nhân vẫn đang nắm lấy phao hoặc dây. Tiếp tục bơi cho đến khi đến nơi an toàn và thoát khỏi mặt nước. Lưu ý nên giữ khoảng cách an toàn với nạn nhân.

3. Sơ cứu người bị đuối nước

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Khi nạn nhân đã lên được bờ, cần nhanh chóng kiểm tra miệng, mũi nạn nhân, nếu phát hiện dị vật phải móc ra ngay. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, thay quần áo cho nạn nhân. Trời lạnh, cần cởi bỏ quần áo ướt, đắp chăn cho nạn nhân, luôn có người theo dõi thân nhiệt. Dùng khăn móc hết dãi, đờm trong miệng. Sau đó, cho uống cốc chè nóng hoặc rượu và gọi cấp cứu.

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Nếu nạn nhân ngưng thở, cần tiến hành ép tim cấp cứu hoặc hô hấp nhân tạo. Đặt nạn nhân nằm ngửa, bịt mũi nạn nhân rồi hít một hơi thật sâu đưa vào miệng nạn nhân, thở một hơi dài.

Làm như vậy thêm vài lần nữa. Ép tim cấp cứu bằng cách đan hai tay vào nhau, để vào 1/3 xương ức về phía ngực trái, ép khoảng 30 lần. Hai phương pháp này cần tiến hành luân hồi trong khi đợi nhân viên y tế đến.

Sau cùng, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo sức khoẻ. Chỉ cần một lượng nước nhỏ lọt vào phổi cũng có thể gây ra tình trạng "chết đuối khô".

4. Cách đề phòng đuối nước

Để hạn chế nạn đuối nước, đặc biệt là ở trẻ em, gia đình là nhân tố quan trọng hàng đầu. Các em nhỏ cần được quan tâm, chăm sóc của gia đình, đặc biệt là các em nhỏ ở vùng nông thôn, nơi có nhiều ao hồ nguy hiểm, cần phải dạy và tập cho các em những kiến thức bơi lội an toàn.

Các địa phương cần triển khai chương trình dạy bơi cho trẻ, dạy kĩ năng sống và kĩ năng an toàn dưới nước, từng bước đưa môn bơi an toàn vào trong trường học một cách rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy bơi, tiếp tục mở các điểm trông giữ trẻ mùa lũ…

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho chính mình và có thể giúp đỡ người khác hoặc chính người thân của mình khi gặp phải dạng sự cố này, mỗi người cần trang bị cho mình những kĩ năng cơ bản để phòng tránh và xử lý khi bị tai nạn dưới nước.

Trước khi xuống hoạt động dưới nước, mọi người cần phải khởi động thật kĩ, đồng thời thực hiện các động tác làm quen với nước để tránh bị chuột rút hay sốc nhiệt khi gặp nước lạnh.

Chẳng may gặp người đuối nước, hãy nhớ những điều này để giúp họ

Khi tiến hành giải cứu người đuối nước, các bạn cần nhớ rõ những điều sau:

- Bạn là ưu tiên hàng đầu. Nếu bạn cảm thấy việc cứu nạn gây nguy hiểm đến tính mạng, bạn không được tham gia vào và phải đánh giá lại tình huống trước khi giải cứu.

- Khi bạn đã đưa được nạn nhân đến thành bể bơi, hãy đan hai tay nạn nhân vào nhau và đặt tay bạn lên trên. Nhẹ nhàng để cổ nạn nhân ngửa lên, không cho đầu cúi xuống nước.

- Không cố gắng với tay nếu bạn đang đứng vì điều này có thể khiến bạn bị kéo xuống nước.

Cứu người theo bản năng là điều tốt nhưng cứu người khi có kiến thức vững chắc thì còn tốt hơn nữa, bạn hoàn toàn có thể bảo toàn tính mạng cho người được cứu và cả chính mình. Vì thế hãy nắm vững những kỹ năng trên đây để có cách ứng phó tốt nhất nhé các bạn!

Theo bestie