Cuộc chiến về công nghệ màn hình giữa Quantum Dot và OLED



Quantum Dot và OLED là 2 công nghệ hiển thị hàng đầu trên thế giới. Trong vài năm trở lại đây, Quantum Dot dần chiếm ưu thế vì có giá thành phải chăng, thân thiện với môi trường.

Tạp chí Consumer Reports vừa công bố danh sách 10 TV tốt nhất năm 2016. Trong đó, những tên tuổi lớn nhất đều đang áp dụng công nghệ màn hình hiển thị Quantum Dot hoặc OLED.

Khi các con số về chất lượng hiển thị không có nhiều khác biệt thì giá thành, độ bền và tính thân thiện với môi trường sẽ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến lựa chọn của người dùng.

Khác biệt giữa Quantum Dot và OLED

Về mặt kỹ thuật thì cả OLED và Quantum Dot đều tạo ra những tấm nền tự phát sáng với cấu trúc linh hoạt.

Quantum Dot (chấm lượng tử) tạo ra các ánh sáng có bước sóng nằm trong quang phổ nhìn thấy bằng cách thay đổi kích thước của các chấm. Công nghệ này cho phép tạo ra màn hình sáng hơn mà không cần tới đèn nền giúp giảm lượng điện năng tiêu thụ.  

Ngược lại, OLED là công nghệ màn hình được tạo ra từ việc sử dụng hiện tượng tự phát sáng khi dòng điện đi qua hợp chất hữu cơ huỳnh quang.

Khả năng hiển thị

Cách biệt về khả năng hiển thị của tấm nền Quantum Dot và OLED không quá lớn. Mỗi loại đều có những lợi thế riêng về mặt tái tạo và truyền tải hình ảnh.

Về độ sáng, màn hình Quantum Dot giành ưu thế hơn. Độ sáng trung bình của OLED TV khoảng 600 nit, trong khi độ sáng trên TV SUHD của Samsung sử dụng công nghệ Quantum Dot đã đạt gần 1.000 nit. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp hình ảnh được tái tạo chân thực và sống động, đặc biệt là ở những bối cảnh ánh sáng mạnh.

Cuộc chiến về công nghệ màn hình giữa Quantum Dot và OLED
TV Samsung SUHD gây ấn tượng mạnh với công nghệ Quantum Dot cho hình ảnh sống động, chân thực. 

Về độ tương phản, TV OLED giành ưu thế hơn do các điểm ảnh trên màn hình có thể tắt hoặc mở độc lập. Khi không nhận tín hiệu, điểm ảnh sẽ ở trạng thái tắt hoàn toàn. Như vậy những điểm ảnh thể hiện màu đen sẽ là màu đen tuyệt đối.

Để khắc phục nhược điểm của tấm nền Quantum Dot, Samsung đã đem công nghệ HDR lên màn hình TV. Kết hợp với độ sáng cao của Quantum Dot, công nghệ HDR cho độ tương phản không thua kém tấm nền OLED.

Cuộc chiến về công nghệ màn hình giữa Quantum Dot và OLED
Tấm nền 10 bit giúp TV Samsung SUHD hiển thị 1 tỷ sắc màu sống động, gấp 64 lần so với TV thông thường. 

Về màu sắc, TV Quantum Dot đang giành ưu thế hơn so với OLED TV về không gian màu. Tiêu biểu như dòng SUHD mới dùng tấm nền 10 bit với khoảng 1 tỷ sắc thái màu hiển thị, cao hơn rất nhiều so với TV OLED.

Không gian màu càng rộng thì màu sắc được tái tạo càng chi tiết và chân thực. Hình ảnh hiển thị trên tấm nền chấm lượng tử hiện được đánh giá cao hơn so với OLED về độ rực rỡ và tự nhiên.

Giá thành và mẫu mã

Trên thực tế, người dùng không quan tâm quá nhiều đến kỹ thuật. Khi chất lượng hiển thị không có nhiều khác biệt thì giá thành sẽ là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến lựa chọn mua một chiếc TV Quantum Dot hay OLED.

Vì dùng hợp chất vô cơ nên công nghệ Quantum Dot dễ sản xuất và đa dạng hơn về giá thành so với OLED. Trong khi đó, việc sản xuất một tấm nền OLED phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy người dùng cũng không có nhiều lựa chọn về mẫu mã.

Độ bền và tính thân thiện với môi trường

Ngoài việc chạy đua về công nghệ hiển thị, các nhà sản xuất cũng đặc biệt chú trọng đến độ bền của sản phẩm. Tuổi thọ trung bình của màn hình OLED và Quantum Dot khá tương đồng.

Ưu điểm của TV Quantum Dot là sử dụng hạt tinh thể vô cơ, không cadmium nên thân thiện với môi trường hơn công nghệ hữu cơ của màn hình OLED.

Cuộc chiến về công nghệ màn hình giữa Quantum Dot và OLED
Tại IFA 2016, Samsung khẳng định vị thế dẫn đầu với công nghệ Quantum Dot đồng thời mang đến tác phẩm nghệ thuật từ 45 màn hình SUHD TV và 9,000 mảnh kính. 

Cả Quantum Dot và OLED đều là những công nghệ hiển thị xuất sắc nhất hiện nay. Nếu xét về mặt giá thành, công nghệ hiện thị cũng như tính thân thiện với môi trường thì tấm nền Quantum Dot lại vượt trội hơn.

Mặc dù đang rất kỳ vọng vào OLED, tuy nhiên LG gần đây cũng xác nhận việc theo đuổi công nghệ chấm lượng tử nhằm tạo ra những chiếc TV tốt và rẻ hơn. Minh chứng là hãng đã hợp tác với Nanoco Group để xây dựng một nhà máy sản xuất tấm nền Quantum Dot.

Trong khi đó, Samsung đưa công nghệ này khi đem đến cho người dùng những mẫu TV SUHD có khả năng hiển thị xuất sắc, chất lượng hình ảnh chân thực.

Theo Thiên An (Zing)