Đang đỡ đẻ, bác sĩ bỗng hét lên: "Bố đâu, mau chụp ảnh! Con anh là một phép màu"

Đứa trẻ chào đời mang một đặc điểm kỳ diệu mà suốt thời gian siêu âm không ai nhận ra.

Một người dùng mạng xã hội Reddit đăng tải hình ảnh đầy kinh ngạc kèm câu chuyện về trải nghiệm đặc biệt của mình khi lần đầu đưa vợ đi đẻ.

Người dùng có nickname, azathothfrog, đã kể lại rằng: Ban đầu ca đỡ đẻ diễn ra hoàn toàn bình thường và anh cũng có mặt trong phòng đẻ để chứng kiến giây phút chào đời của con trai đầu lòng.

Tuy nhiên, ngay khi em bé vừa mới chui ra khỏi bụng mẹ, các bác sĩ đã ngay lập tức hét lên, gọi anh đến gần để chụp ngay lại khoảnh khắc vô cùng đặc biệt mà họ cho rằng, đứa trẻ con anh chính là một điều kỳ diệu.

Đang đỡ đẻ, bác sĩ bỗng hét lên:

Theo đó dây rốn, sợi dây huyết mạch quan trọng kết nối giữa con trai anh và người mẹ đã không được thẳng mà vô tình bị cột thắt lại. Dây rốn có chứa rất nhiều động mạch và tĩnh mạch, giúp vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ sang con.

Nếu dây rốn bị thắt, nó có thể cản trở sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây tử vong. Suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, các bác sĩ siêu âm đã không phát hiện ra bất thường này.

Vậy nhưng đúng là một phép màu, con trai anh không những sống sót mà còn rất khỏe mạnh và đáng yêu.

 Đang đỡ đẻ, bác sĩ bỗng hét lên:

Vì sao dây rốn có thể bị thắt lại?

Ở trong bụng mẹ, em bé không “đứng yên” mà di chuyển liên tục. Đôi khi, những vận động của bé sẽ khiến dây rốn bị rối hoặc thậm chí thắt nút.

Tuy nhiên, những nút thắt này khá lỏng lẻo, rộng và vì thế không có hại cho em bé. Chỉ có một số trường hợp, sự cố thai kỳ có thể xảy ra khi nút thắt lại quá chặt chẽ.

Cách nhận biết dây rốn có bị thắt hay em bé có gặp phải nguy hiểm nào khác trong thai kỳ không, đó là mẹ bầu được khuyến cáo phải đi khám thai định kỳ và nếu cảm nhận thấy thai nhi trong bụng không hoạt động trong suốt 8 tiếng liên tục thì ngay lập tức phải gọi cho bác sĩ để tiến hành siêu âm kịp thời.

Đang đỡ đẻ, bác sĩ bỗng hét lên:

Ảnh: Vào những tháng cuối thai kỳ, hãy để mắt đến hoạt động của bé hơn mẹ nhé.

Dấu hiệu nào giúp mẹ sớm phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ và thắt nút dây rốn?

Dấu hiệu phổ biến nhất của thắt nút dây rốn là thai nhi giảm hoạt động sau tuần thứ 37. Nếu thắt nút dây rốn xảy ra trong quá trình chuyển dạ, thai nhi cần được giám sát để phát hiện được bất thường của nhịp tim thai.

Nếu mẹ bị dây rốn quấn cổ (tràng hoa quấn cổ), bác sĩ có thể phát hiện bằng siêu âm màu Doppler, có độ nhạy hơn 90%.

Làm gì để phòng tránh biến chứng nguy hiểm của việc thắt dây rốn và tràng hoa quấn cổ?

Mẹ có thể để mắt tới hoạt động của thai nhi, đặc biệt là giai đoạn sau của thai kỳ, bằng cách đếm số lần đạp của thai nhi. Nếu mẹ thấy có bất kì sự thay đổi nào đặc biệt trong hoạt động của thai nhi thì mẹ nên đi khám bác sĩ ngay.

Nếu trong quá trình chuyển dạ của mẹ, dây rốn đang lỏng bắt đầu quấn chặt hơn, bác sĩ sẽ phát hiện ra điều này nhờ nghe nhịp tim thai nhi và đề xuất cách xử lý để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Nếu tình hình dây rốn quấn cố hay tràng hoa quấn cổ trở nên nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyên mẹ sinh mổ để đảm bảo tính mạng của thai nhi.

Theo KP

---

Xem thêm:

+ Video: Chồng đỡ đẻ cho vợ ngay trên vỉa hè gây bão cộng đồng mạng

+ Video: Bác sĩ phụ sản đỡ đẻ liên tiếp 4 lần cho vợ Lý Hải tiết lộ sự thật rùng mình

Thai nhi dị tật, mẹ vẫn quyết giữ trong bụng để làm việc không ai ngờ này

Bé 18 tháng suýt chết vì núm ti giả, lời cảnh tỉnh từ thói quen nhiều mẹ mắc phải