Đến năm 2050 sẽ có khoảng 115 triệu người bị mù lòa

Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mù lòa trên toàn thế giới sẽ tăng gần gấp 3 vào năm 2050, trong đó, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người và 588 triệu người bị hạn chế thị lực.

Các nhà nghiên cứu cho biết đến năm 2050, số người mù có thể sẽ lên đến 115 triệu người, với 588 triệu người bị hạn chế thị lực. Gánh nặng lớn nhất là ở các nước đang phát triển, theo một nghiên cứu về dữ liệu từ 188 quốc gia.

den-nam-2050-se-co-khoang-115-trieu-nguoi-bi-mu-loa

Hơn 200 triệu người đang bị suy giảm thị lực từ vừa đến nặng

Nghiên cứu được công bố Trên tạp chí The Lancet Global Health cho thấy, Đông Nam Á có nhiều người bị mù nhất. Tỷ lệ mù lòa ở người lớn tuổi cao nhất là ở vùng cận Sahara ở phía Đông và phía Tây châu Phi và ở Nam Á.

Các nhà nghiên cứu ước tính 0,75% dân số thế giới bị mù vào năm 1990, so với 0,5% vào năm 2015. Nhưng tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng lên 0,5% và 3,1% vào năm 2020.

Một lý do chính là dân số thế giới ngày càng già đi, và phần lớn mất thị lực là kết quả của quá trình lão hóa.

Các nhà nghiên cứu đã mô tả nghiên cứu này như là một trong những nghiên cứu đầu tiên đưa ra các con số về chứng cận thị, một dạng phát triển thị giác có thể được điều trị bằng kính đeo mắt. Hơn một tỉ người trên 35 tuổi có vấn đề, ảnh hưởng đến khả năng đọc của bệnh nhân. Trong đó, có 667 triệu người trên 50 tuổi.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết phải điều trị thị lực. Từ năm 1990 – 2010, khi đầu tư vào điều trị thị lực, tỷ lệ mù đã giảm.

Tác giả nghiên cứu Rupert Bourne - Phó Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Thị lực và Mắt của Đại học Anglia Ruskin ở Anh cho biết: "Với số người suy giảm thị lực tăng lên, chúng ta phải hành động để tăng cường các nỗ lực điều trị hiện tại của chúng ta ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia".

"Những can thiệp sớm về suy giảm thị lực mang lại một số lợi ích lớn và là một trong những biện pháp can thiệp dễ dàng nhất ở các nước đang phát triển bởi vì nó tiết kiệm chi phí", ông Bourne nói thêm.

Phương Nguyên (Thời Đại / Theo BBC)