Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư

Các chuyên gia y tế đưa ra, bà mẹ nào có thói quen dùng phấn rôm cho trẻ thì nên dừng lại ngay vì sản phẩm này có khả năng gây ung thư.

Mới đây, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin từ trang AP cho biết, một bồi thẩm đoàn ở Los Angeles ngày 21/8 đã yêu cầu hãng Johnson & Johnson bồi thường khoản tiền kỷ lục 417 triệu USD cho nguyên đơn là bà Eva Echeverria, một người dân ở California, đang phải nằm viện điều trị ung thư buồng trứng.

Trước đó, bà Echeverria đã đệ đơn khởi kiện, cáo buộc loại phấn rôm trẻ em của hãng Johnson & Johnson đã khiến bà bị ung thư buồng trứng sau một thời gian rất dài sử dụng.

Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư

Sản phẩm phấn rôm trẻ em của hãng Johnson & Johnson - Ảnh: BBC/Getty Images

Đây là phán quyết đặt ra mức phạt lớn nhất với Johnson & Johnson trong số hàng loạt các vụ kiện tương tự nhằm vào hãng này trên toàn nước Mỹ.

Phấn rôm lá sản phẩm được nhiều bà mẹ dùng cho trẻ để phòng rôm sảy và thoa sau khi tắm cho bé để tránh bị ẩm ướt. Những người già nằm lâu ngày cũng thường được người thân dùng sản phẩm này để tránh lở loét cơ thể. Tuy nhiên, theo tiết lộ của Bác sĩ Lê Đức Thọ, Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn trên báo VnExpress, phấn rôm hoàn toàn không an toàn bởi chúng có khả năng gây ung thư.

Theo giải thích của bác sĩ Thọ, tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.

Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư

Phấn rôm được nhiều bà mẹ sẻ dụng cho trẻ, nhưng sản phẩm này hoàn toàn không tốt như ta tưởng. Ảnh minh họa

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.

Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng sau này. 

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài. Do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển. Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.

Chia sẻ trên tờ Zing, BS Lê Thị Kim Dung, Trưởng Phòng khám Sản phụ khoa - Nam khoa, Trung tâm Y khoa Thái Hà cho biết thêm, trước khi dẫn tới ung thư, phấn rôm có thể gây ra dị ứng, viêm nhiễm vùng kín mà biểu hiện đặc trưng nhất là ngứa âm đạo, âm đạo có mùi khó chịu... do phấn rôm làm cơ quan sinh dục bị bí, không thoáng, thoát mồ hôi.

Do đó, mặc dù chưa có khuyến cáo chính thức về việc phấn rôm gây ung thư buồng trứng, song bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không dùng phấn rôm bôi vào âm đạo cũng như vùng bụng dưới, nhất là với các bé gái bởi các hạt bụi phấn li ti có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây viêm nhiễm cho bé.

Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư

Dùng phấn rôm cho trẻ có thể gây nghẽn thở và ung thư. Ảnh minh họa

Nói thêm về tác hại của phấn rôm, thông tin trên báo Sức khỏe &đời sống cho biết thêm, những thành phần có trong phấn rôm như bột talc, muối canxi, kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm có thể gây hại nếu hít vào.

Phấn rôm vào đường hô hấp làm phổi trẻ bị sưng, viêm, gây ho, hắt hơi, sổ mũi, nôn, khó thở, tím tái... Khi trẻ hít phải nhiều sẽ gây nghẽn đường thở.

Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào phế nang của trẻ, cản trở hoạt động nhung mao hô hấp. Bụi phấn sẽ tích tụ trong phổi làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ gây thiếu ôxy, viêm nhiễm đường thở và mô kẽ, dẫn tới viêm tiểu phế quản nặng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

Theo vietq