Giảm thiểu sử dụng thực phẩm chứa hóa chất vĩnh cửu (PFAS)

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, một số PFAS nhất định gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm vô sinh, huyết áp cao và một số bệnh ung thư. Tuy nhiên các chuyên gia đã nghiên cứu các bước con người có thể thực hiện để giảm thiểu sự phơi nhiễm từ thực phẩm có chứa hóa chất vĩnh cửu.

Hóa chất vĩnh cửu PFAS là gì?

PFAS là từ viết tắt tiếng Anh của các chất thuộc nhóm poly-fluoro-alkyl, bao gồm hơn 4.000 chất hóa học được phát hiện cho tới nay. Nhóm hóa chất này được sử dụng để tạo ra lớp phủ giúp các sản phẩm có khả năng chống nước, chống dầu mỡ và chống bụi bẩn. PFAS được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bọt cứu hỏa, kim loại mạ điện và thiết bị điện tử. Trong đời sống thường ngày, có thể tìm thấy PFAS trong quần áo chống thấm nước, chảo chống dính, mỹ phẩm, dụng cụ y tế. Những hợp chất này có thể lắng đọng trong máu, thận, gan và được cho là có liên quan đến bệnh ung thư, gây rối loạn chức năng nội tiết tố.

Ông Martin Scheringer - Đại học ETH Zurich, Thụy Sĩ cho rằng "PFAS gây hại cho gan, phổi và về lâu dài có thể gây bệnh ung thư. Chúng có thể có tác động xấu tới tuyến giáp, có thể khiến trẻ nhỏ bị thấp còi. Chúng có hại cho quá trình trao đổi chất và tiêu thụ calo, gây rối loạn nội tiết tố và tác động tới hệ nội tiết, làm giảm số lượng tinh trùng, thậm chí có thể làm suy giảm miễn dịch". Theo GS. Dibs Sarkar - Khoa Kỹ thuật dân dụng, môi trường và đại dương, Viện Công nghệ Stevens, Mỹ: "PFAS có mặt ở mọi nơi, đó chính là vấn đề. Chúng hiện có mặt trong những đồ vật thông dụng nhất trong bất kỳ hộ gia đình nào. Bất cứ lúc nào, bạn bước vào một căn nhà bất kỳ, bạn cũng có thể tìm thấy ít nhất 1 sản phẩm có chứa PFAS".

giam-thieu-su-dung-thuc-pham-chua-hoa-chat-vinh-cuu-pfas

PFAS được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất bọt cứu hỏa, kim loại mạ điện và thiết bị điện tử. Ảnh minh họa 

GS. Jason Cannon - Chuyên ngành Độc chất học, Đại học Purdue, Mỹ nhận định: "Rất nhiều người biết đến những hợp chất này là các hóa chất vĩnh cửu. Chúng được đặt tên như vậy bởi vì nhiều loại, đặc biệt là các loại PFAS cũ đang dần bị loại bỏ, có thời gian bán hủy sinh học rất dài. Điều đó có nghĩa là chúng không bị hỏng trong một thời gian dài và một số trong số này có thể tồn tại nhiều năm đến hàng trăm năm trong cơ thể con người. Thời gian bán hủy trong máu có thể lên đến một thập kỷ đối với một số trong số này, nghĩa là có thể mất gần 10 năm để loại bỏ một nửa những gì bạn đã tiếp xúc". Có thể thấy, PFAS là hợp chất "rất khó" để phòng tránh vì những tính chất phức tạp của nó. Theo Graham Peaslee, giáo sư vật lý tại Đại học Notre Dame, cho biết: "Đối với người tiêu dùng bình thường, không có cách nào tránh được điều đó". Tuy nhiên các chuyên gia cũng nghiên cứu các bước mà con người có thể thực hiện để giảm thiểu sự phơi nhiễm từ thực phẩm có chứa hóa chất "vĩnh cửu".

Giảm tiêu dùng thức ăn nhanh

Bao bì dùng để đóng gói thức ăn nhanh thường chứa PFAS kháng dầu, bao gồm giấy gói, hộp và các vật chứa khác. Chúng được sử dụng phổ biến trong thức ăn như: bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và sa lát từ các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh. Jamie DeWitt, giáo sư dược học và độc học tại Đại học East Carolina cho biết, nguy cơ tiếp xúc với PFAS của người tiêu dùng phụ thuộc vào "thời gian tiếp xúc", chính là thời gian thực phẩm ở bên trong túi nhựa hoặc giấy gói đó. Theo nhiều nguồn tin, hóa chất vĩnh cửu có thể gây ra mối lo ngại về sức khỏe trong nước ngọt đóng chai. Thêm vào đó, nó còn có xu hướng tích tụ trong cơ thể chúng ta thời gian dài. Đáng chú ý, trong những năm gần đây, một số công ty lớn như McDonald’s và Burger King, đã tuyên bố rằng họ đang có kế hoạch giảm hoặc loại bỏ dần việc sử dụng bao bì chứa hóa chất vĩnh cửu độc hại này.

giam-thieu-su-dung-thuc-pham-chua-hoa-chat-vinh-cuu-pfas

Bao bì dùng để đóng gói thức ăn nhanh thường chứa PFAS kháng dầu, bao gồm giấy gói, hộp và các vật chứa khác. Ảnh minh họa 

Hạn chế tối đa việc ăn bỏng ngô

Để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm PFAS, người tiêu dùng nên chuyển từ thực phẩm đóng gói sang thực phẩm tươi. Bởi vì bao bì thực phẩm luôn chứa đựng những nguồn ô nhiễm tiềm ẩn. Do đó, bạn càng ăn ít thực phẩm đóng gói thì càng giảm thiểu được khả năng bị phơi nhiễm. Hơn thế nữa, một số chuyên gia không khuyến khích việc chúng ta thường xuyên ăn bỏng ngô đóng gói sẵn trong lò vi sóng vì các hạt ngô được bảo quản trong các hương liệu một thời gian dài. Theo Keith Vorst, Phó giáo sư và giám đốc của Hiệp hội Bảo vệ thực phẩm và polyme tại Đại học bang Iowa cho biết khi chúng ta hâm nóng thực phẩm đựng trong giấy lót hoặc hộp nhựa, một số PFAS có nguy cơ phủ lên bao bì và biến thành hơi, từ đó gây độc hại cho thực phẩm.

giam-thieu-su-dung-thuc-pham-chua-hoa-chat-vinh-cuu-pfas

 

Để làm giảm nguy cơ phơi nhiễm PFAS, người tiêu dùng nên chuyển từ thực phẩm đóng gói sang thực phẩm tươi. Ảnh minh họa

Tránh dụng cụ nấu chống dính

Một số chuyên gia khẳng định rằng việc chuyển sang các dụng cụ bếp khác thay vì dụng cụ chống dính là một trong những cách phòng tránh hóa chất vĩnh cửu. Nồi và chảo chống dính thường được phủ một lớp vật liệu có chứa PFAS. "Hãy cảnh giác một chút với những thứ được bán trên thị trường là không dính, chống vết bẩn hoặc chống nước", Benesh bày tỏ. Hay DeWitt phát biểu: "Nấu ăn bằng chảo gang hoặc thép không gỉ không chỉ bảo vệ bạn khỏi những hóa chất vĩnh cửu này. Mức độ tiếp xúc tiềm năng của bạn từ chảo chống dính có thể không đáng kể, nhưng điều đó khiến bạn đang đối mặt với các chất tạo ra lớp chống dính đó".

Lưu trữ thức ăn thừa trong hộp thủy tinh

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên bảo quản thức ăn thừa và các thực phẩm khác trong hộp thủy tinh thay vì thói quen sử dụng hộp nhựa. Vì trong một số hộp nhựa không đảm bảo chất lượng có thể chưa hóa chất vĩnh cửu. Nếu để lâu ngày sẽ thôi nhiễm ra thức ăn, khi tiếp tục sử dụng, sẽ gây hại đối với sức khỏe con người. 

giam-thieu-su-dung-thuc-pham-chua-hoa-chat-vinh-cuu-pfas

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên bảo quản thức ăn thừa và các thực phẩm khác trong hộp thủy tinh. Ảnh minh họa 

Uống nước lọc hoặc nước đóng chai

Việc kiểm tra nguồn nước nơi bạn sống và cân nhắc lắp thêm hệ thống lọc nước tại nhà là điều cần thiết nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ nhiễm hóa chất vĩnh cửu. Andrews cho biết bộ lọc carbon trên vòi hoặc trong bình đựng nước có thể làm giảm mức độ PFAS nếu các bộ lọc được thay thế thường xuyên. Các hệ thống thẩm thấu ngược được lắp đặt dưới vòi rửa thường có thể loại bỏ ô nhiễm PFAS". Không những vậy, việc sử dụng nước uống đóng chai cũng có khả năng giảm mức độ ô nhiễm PFAS.

Lựa chọn kĩ càng các sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc cơ thể

Một số sản phẩm trang điểm và chăm sóc cá nhân cũng chứa PFAS để dưỡng da, làm mịn hoặc làm cho da sáng bóng. Bắt đầu bằng cách tránh các loại mỹ phẩm được dán nhãn "chống mài mòn" (wear resistant) hoặc “lâu trôi” (long-lasting), mà một nghiên cứu năm 2021 cho thấy có hàm lượng hợp chất PFAS cao nhất. Chọn chỉ nha khoa bằng nylon hoặc lụa không tráng phủ hoặc loại được phủ sáp tự nhiên.

Theo VietQ