Làng cổ nghìn năm tuổi nổi tiếng giàu có nay là của hiếm ở Hà Nội



Khúc Thủy làng một làng cổ nằm ven sông Nhuệ. Ngôi làng có lịch sử ngót nghét nghìn năm tuổi đến nay vẫn giữ được nét đẹp truyền thống mà hiếm có nơi nào ở Hà Nội có được.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Cách trung tâm thủ đô chưa đầy 20 km, làng Khúc Thủy thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Nằm ven bờ sông Nhuệ,  đây là một không gian làng xã thơ mộng đã đi vào chính sử ngàn năm.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Chùa Thắng Nghiêm xưa (tức chùa Khúc Thủy ngày nay) được vua Lý Công Uẩn cho xây dựng năm 1010. Khúc Thủy xưa chỉ là ngôi làng nhỏ, nép dưới những vòm cổ thụ xum xuê, soi mình xuống dòng sông Nhuệ xưa được gọi là Trang Khúc Thủy với những khu dinh thự xa hoa của các bậc công thần, danh gia vọng tộc.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Trên con đường làng rợp mát bóng cổ thụ, vẫn còn nhiều ngôi nhà, con ngõ giữ vẻ xưa cũ đáng yêu, hoài cổ. Dù cuộc sống đổi thay, kiến trúc hiện đại đang phá vỡ không gian cổ kính của làng bấy lâu song vẫn còn khá nhiều công trình cổ được lưu giữ. Trong ảnh là một nhà thờ họ có kiến trúc tuyệt đẹp được gìn giữ nguyên vẹn.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Người dân làng Khúc Thủy hào hứng cho biết, từ những năm trước năm 1930, làng đã có đường lát gạch, nhà xây kiên cố với gỗ lim, gỗ lát. Tuy vậy nhiều ngôi nhà lại để không, phải thuê người đến trông. Cả làng chỉ còn vài nhà có người ở lại còn tất cả tỏa đi các nơi buôn bán, làm ăn, chủ yếu là buôn vải, buôn lụa.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Cỗ làng thường có các món đắt đỏ như yến, ba ba và nhiều sơn hào hải vị bởi quanh năm mải mê làm ăn có dịp việc làng mọi người mới về sum họp nên tất cả góp nhau làm thật lớn. Khi đó, chưa có phương tiện bảo quản, chẳng có ai ở lại ăn nên cỗ bàn thường linh đình, thịnh soạn. Trong ảnh là những lối ngõ nhỏ rất phổ biến ở Khúc Thủy, với vật liệu xây dựng xưa cũ.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Đình Khúc Thủy thờ Đức thánh Trần Thông, vị tướng của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi chống quân Minh (1407-1409). Thân phụ của Trần Thông là Trần Công, con nhà dòng dõi danh tướng ba đời nhà Trần.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Văn chỉ của làng nằm ngay phía sau đình, nơi đây thờ Khổng Tử với mong muốn của dân làng về sự quan trọng trong việc học tập.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Khúc Thủy có truyền thống hiếu học rất đáng tự hào. Các gia đình ở Khúc Thủy vẫn giữ được nếp sống, sinh hoạt truyền thống gia giáo. Người trong làng và trong mỗi gia đình đều sống hòa ái, trọng đạo lý. Nhà có gia phong, làng có hương ước và tuân theo quốc pháp.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Miếu Đền làng Khúc Thủy cũng thờ danh tướng Trần Thông.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Cổng làng Khúc Thủy xưa là niềm tự hào của người dân, các cụ cao tuổi cho biết cổng xưa xây to lớn, có chòi canh, tháp chuông, có cánh đóng mở kín cổng cao tường. Trong chiến tranh cổng bị tàn phá, nhưng làng vẫn quyết tâm dựng lại theo nét truyền thống xưa.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Khúc Thủy vẫn còn đầy đủ những công trình xây dựng truyền thống, kiến trúc tiêu biểu của những làng cổ miền bắc như: Cổng làng; Đình làng, Chùa; Đền; Miếu.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Những con ngõ nhỏ yên bình mang dáng vẻ cổ kính của làng Khúc Thủy.

lang-co-nghin-nam-tuoi-noi-tieng-giau-co-nay-la-cua-hiem-o-ha-noi

Ngoài ra một đặc điểm đáng nhớ về làng Khúc Thủy chính là món Tương Bồng Khúc Thủy. Đây là một nghề truyền thống của dân làng. Cũng vẫn là làm bằng hạt đậu tương, hạt gạo nếp cái vàng nhưng công thức lên men độc đáo với sự bồng lên khi ngâm tương mà tới lúc ngắt tương thơm nức mùi đặc trưng.

Theo Dân Trí