Nếu kết hôn với tỷ phú 72 tuổi, Ngọc Trinh có "được" hàng trăm triệu USD?

Trong trường hợp yêu và tiến tới hôn nhân với tỷ phú người Mỹ gốc Việt Hoàng Kiều, Ngọc Trinh có thể có được bao nhiêu tài sản từ đại gia nổi tiếng này?

Trên mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng Ngọc Trinh sẽ được hưởng hàng trăm triệu USD nếu trở thành vợ tỷ phú Hoàng Kiều. Thực chất đây chỉ là đồn đoán, vì chuyện tình ái này còn chưa được bên nào chính thức xác nhận.

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, về góc độ luật pháp, Ngọc Trinh có được hưởng tài sản của người chồng tỷ phú? Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã tham vấn các luật sư xung quanh vấn đề này.

Nếu kết hôn với tỷ phú 72 tuổi, Ngọc Trinh có

Ngọc Trinh trong buổi ra mặt gia đình tỷ phú Hoàng Kiều.

Các luật sư đều cho rằng việc này phụ thuộc vào hợp đồng hôn nhân giữa ông Hoàng Kiều và Ngọc Trinh.

Cụ thể, theo luật sư Ngụy Thành Thắng - Đoàn luật sư Hà Nội, thông luật (cách gọi khác là luật Anh - Mỹ) rất tôn trọng thỏa thuận dân sự. Cụ thể ở đây là thỏa thuận giữa ông Hoàng Kiều với Ngọc Trinh. Khi kết hôn với nhau sẽ có những thỏa thuận rất cụ thể, trong đó Ngọc Trinh được hưởng những gì, không được hưởng những gì đều thể hiện rõ trong hợp đồng này.

Theo luật sư phân tích thì thông luật là một loại luật pháp chủ yếu được phát triển bởi các phán xét thông qua các phán quyết của tòa án hay các cơ quan tương tự hơn là những quyết định của các cơ quan lập pháp hay hành pháp (luật thành văn).

Hệ thống thông luật là một loại hệ thống luật pháp trong đó thông luật chiếm tỷ trọng đáng kể theo nguyên tắc có thái độ xử lý khác nhau đối với các sự việc giống nhau trong các tình huống khác nhau là một việc làm bất công.

Trong những trường hợp các bên tham gia trong vụ án không đồng thuận với nhau về phần luật pháp, tòa án có nghĩa vụ phải áp dụng các phán quyết trong vụ án tương tự trong quá khứ đã được giải quyết, tòa án có nghĩa vụ phải áp dụng các phán quyết trong vụ án tương tự ở quá khứ vào vụ việc hiện tại.

Tuy nhiên, nếu như tình huống phát sinh trong vụ án hiện tại là hoàn toàn mới và chưa hề có trong các bản án ở quá khứ, tòa án có quyền sáng tạo ra một tiền lệ mới để áp dụng.

Theo GĐ