Những biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm

Những biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm giúp người tiêu dùng biết được phương pháp để duy trì sức khỏe nhằm đảm bảo sức khỏe gia đình.

Những biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm như rửa tay kỹ, bảo vệ thực phẩm, nấu chín thức ăn được người tiêu dùng lưu ý để đảm bảo sức khỏe cũng như hê tiêu hóa. Ngộ độc thực phẩm có những biểu hiện như: nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, sốt,… Ngộ độc thực phẩm rất nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp nhẹ, người bị ngộ độc thức phẩm sẽ khỏi trong vài ngày, tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm cũng dẫn đến tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. 

Rửa tay

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, chúng ta cần rửa tay sạch bằng nước và xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, tránh lây nhiễm vi khuẩn tới các thực phẩm.

Vệ sinh nhà bếp

Các dụng cụ của nhà bếp như như: dao, thớt,… phải được vệ sinh thường xuyên bởi đó là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn . Nên vệ sinh nhà bếp trước và sau khi nấu ăn. Nhà bếp phải thông thoáng, nhiều ánh sáng.

Bảo quản thực phẩm

Không để thực phẩm tươi sống với những đồ ăn đã được nấu chín nhằm tránh gây nhiễm trùng lẫn nhau. Ngoài ra,  vật dụng dành cho đồ ăn sống và đồ ăn chín cũng phải riêng biệt.

Việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh cũng cần lưu ý, không nên để quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, nhiệt độ không được đảm bảo, thực phẩm không sơ chế khi bảo quản trong tủ lạnh …sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm

Người tiêu dùng cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, có nhãn mác ở  một số cửa hàng uy tín. Bên cạnh đó, hạn sử dụng  của sả phẩm cũng là yếu tố cần quan tâm.

Nấu nướng

Hầu hết các loại vi khuẩn đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì thế, “ ăn chín, uống sôi” là biện pháp quan trọng trong phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Cần thận trọng khi ăn các món như gỏi cá, thịt bò tái.

Không ăn thực ăn bị biến chất

Một số loại thực phẩm khi để lâu ngày thường phát sinh ra các loại chất độc( dầu, mỡ dùng lại nhiều lần…). Chính vì thế, chúng ta không nên sử dụng những thực phẩm để lâu ngày, những thực phẩm bị thay đổi về màu sắc, mùi vị,…

Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay ( trong 2 giờ đầu) , phải nấu lại thức ăn  trước khi sử dụng lại

Hạn chế thức ăn bên ngoài

 Những quán ăn bên ngoài thường rất khó kiểm soát quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Có rất nhiều cửa hàng bị phát hiện sử dụng nguyên liệu bẩn, hết hạn sử dụng,…Vì thế, người tiêu dùng cần lưu ý khi sử dụng thức ăn tại các cửa hàng

Để bảo đảm sức khỏe, khi có những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, người bệnh nên đến những cơ sở y tế để được xử lí và tư vấn kịp thời, tránh những trường hợp xấu có thể ra.

Theo Thúy Trang (NTD)