Những kiêng kỵ cần phải biết khi uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất tốt nhưng không phải ai cũng uống được, đặc biệt là những người mắc ung thư vú, viêm dạ dày, viêm thận...

Nghiên cứu cho thấy đậu nành có hàm lượng protein rất cao, khoảng 35% đến 40%, gấp 3 lần các loại thịt. Ngoài canxi, sắt, các nguyên tố vi lượng và khoáng chất khác, loại đậu này còn chứa sterol thực vật, axit béo không bão hòa và lecithin là các chất giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa nhiều loại bệnh tim mạch, mạch máu não và các bệnh mạn tính khác.

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá nhiều các sản phẩm đậu nành, các chất ức chế saponin hormone và lectin trong sữa đậu nành gây cản trở quá trình hấp thu kẽm của cơ thể. Do đó, những người thường xuyên sử dụng loại thức uống này cần lưu tâm đến việc bổ sung kẽm. Còn những người đang trong tình trạng thiếu kẽm nên hạn chế uống.

Ngoài ra, những người có dấu hiệu bệnh sau đây được khuyên không nên dùng:

nhung-kieng-ky-can-phai-biet-khi-uong-sua-dau-nanh

Ảnh minh họa

Người bị ung thư vú

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người bị viêm dạ dày

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm thận, sỏi thận

Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

4 lưu ý cần tránh khi uống sữa đậu nành

nhung-kieng-ky-can-phai-biet-khi-uong-sua-dau-nanh

Tuyệt đối không uống sữa đậu nành khi chưa nấu chín. Ảnh minh họa

Không chứa trong phích giữ nhiệt

Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.

Không uống khi bụng rỗng

Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ… để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.

Không pha cùng đường đỏ

Axit hữu cơ trong đường đỏ và protein trong sữa đậu nành nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất kết tủa, làm hỏng các thành phần dinh dưỡng, đồng thời cũng không tốt cho sức khoẻ.

Không uống khi chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất độc, dễ gây trở ngại cho quá trình chuyển hoá protein, từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ độc. Không chỉ vậy, trong lúc nấu sữa đậu nành, nên mở nắp vung để các chất có hại trong sữa đậu có thể theo khói tản ra ngoài.

Theo GiaDinh