Phòng bệnh cho trẻ khi đi bơi: Tưởng khó hóa ra cực dễ

Khi đi bơi trẻ cũng có nguy cơ gặp phải một số bệnh như: da liễu, tai mũi họng, mắt, bệnh về đường tiêu hóa và ngạt nước. Vậy làm cách nào để phòng bệnh cho trẻ?

Phòng bệnh cho trẻ khi đi bơi: Tưởng khó hóa ra cực dễ

Mùa hè đến, nắng nóng khiến nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con cái đi bơi, đi biển du lịch. Tuy nhiên, khi đi bơi trẻ cũng có nguy cơ gặp phải một số bệnh như: da liễu, tai mũi họng, mắt, bệnh về đường tiêu hóa và ngạt nước. Vậy làm cách nào để phòng bệnh cho trẻ?

Phong benh cho tre khi di boi: tuong kho hoa ra cuc de

Khi đi bơi, phụ huynh nên cẩn thận chọn lựa địa điểm phù hợp, tránh những khu vực nguy hiểm. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

Trong đó, thời gian bơi phù hợp nhất đó chính là khoảng thời gian từ 9-11h sáng, lúc này nước vẫn còn khá ấm và không có gió độc. Không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều) vì khiến trẻ dễ bị cảm nắng. Sáng sớm và cuối giờ chiều là những thời điểm "lý tưởng" cho trẻ thoải mái vùng vẫy.

Phong benh cho tre khi di boi: tuong kho hoa ra cuc de

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho trẻ không chỉ trong quá trình bơi mà cả trước và sau khi bơi. Theo các chuyên gia lưu ý, trong môi trường nước, đặc biệt là nước tại các hồ bơi không đạt chuẩn, có chứa nhiều chất tẩy rửa và tạp chất sẽ gây tổn thương đến mắt của trẻ. Do đó, tốt nhất khi cho trẻ đi bơi, bố mẹ nên trang bị kính bơi để bảo vệ mắt. Khi lên bờ phải dùng nước muối sinh lý làm sạch mắt cho trẻ.

Trước khi bơi, phụ huynh cũng cần cho trẻ khởi động kỹ tránh các nguy cơ không đáng có. Đồng thời, tránh trường hợp trẻ ăn quá noi hoặc đói khi bơi. Các chuyên gia khuyến cáo, cho trẻ bơi khi đang đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức, dễ gặp các tai nạn đáng tiếc ở bể bơi.

Phòng bệnh cho trẻ khi đi bơi: Tưởng khó hóa ra cực dễ

Ngược lại, khi quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn… Nếu duy trì việc này lâu dài sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Đồng thời, việc vệ sinh sạch sẽ trước khi xuống hồ bơi cũng là cách để tránh trường hợp trẻ mang vi khuẩn có hại xuống bể bơi ảnh hưởng đến trẻ khác. Trong quá trình bơi, bạn cũng nên tránh trẻ để nước vào miệng. Vi khuẩn có thể thông quan khoang miệng, xâm nhập và hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gây viêm nhiễm, đặc biệt khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu.

Phong benh cho tre khi di boi: tuong kho hoa ra cuc de

Không cho trẻ bơi quá lâu. Với trẻ nhỏ, chỉ nên bơi từ 30 - 45 phút, người lớn chỉ bơi khoảng 1 - 1,5 giờ. Sau khi bơi, bạn cần xì mũi nhẹ cho trẻ cho nước trong mũi ra sạch. Để đề phòng bệnh viêm tai khi đi bơi, các bác sĩ khuyến cáo, ngoài như sử dụng dụng cụ nút tai khi đi bơi hoặc tắm; sau bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để nước chảy ra. Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh. Nếu tai từng bị viêm, có một lỗ thủng hoặc đã có mổ tai thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đi bơi.

Phong benh cho tre khi di boi: tuong kho hoa ra cuc de

Sau khi bơi cần tắm kỹ bằng nước sạch cho trẻ để tránh nhiễm bẩn từ nước hồ và lau khô giữ ẩm. Lau khô vành tai và cửa tai. Đối với các bé gái, để phòng tránh viêm âm đạo một cách tốt nhất, sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt mà cần rửa sạch ngoài âm đạo, để bảo vệ vùng da và âm hộ sạch sẽ.

Dù các bể bơi hiện nay đã được đầu tư nhiều hơn những năm trước, song như vậy chưa hẳn đã hết các nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi đi bơi tại các bể bơi công cộng. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ít nhiều các bậc phụ huynh trong việc phòng bệnh cho con trẻ khi đi bơi.

(Ảnh Internet)

Theo Bestie